Phương tiện đường thủy không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền bị xử phạt như thế nào?
- Thủ tục cho phương tiện đường thủy rời cảng nội địa được thực hiện theo hình thức nào?
- Công tác kiểm tra giấy tờ và phương tiện khi phương tiện đường thủy rời cảng nội địa được thực hiện như thế nào?
- Phương tiện đường thủy không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Thủ tục cho phương tiện đường thủy rời cảng nội địa được thực hiện theo hình thức nào?
Theo khoản 1 Điều 54 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về kiểm tra, cấp giấy phép phương tiện, thủy phi cơ vào, rời cảng, bến thủy nội địa cho phương tiện đường thủy như sau:
Kiểm tra, cấp giấy phép phương tiện, thủy phi cơ vào, rời cảng, bến thủy nội địa
1. Người làm thủ tục có thể lựa chọn một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định này để làm thủ tục cho phương tiện, thủy phi cơ vào, rời cảng, bến thủy nội địa và theo quy định sau:
a) Trường hợp thực hiện trực tiếp tại địa điểm làm thủ tục, người làm thủ tục nộp, xuất trình giấy tờ quy định tại Điều 52, Điều 53 Nghị định này cho Cảng vụ;
b) Trường hợp làm thủ tục điện tử, người làm thủ tục cung cấp giấy tờ quy định tại Điều 52, Điều 53 Nghị định này trên phần mềm điện đử (do người làm thủ tục lựa chọn).
...
Như vậy, người làm thủ tục có thể lựa chọn một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định 08/2021/NĐ-CP để làm thủ tục cho phương tiện, thủy phi cơ vào, rời cảng, bến thủy nội địa và theo quy định sau:
+ Trường hợp thực hiện trực tiếp tại địa điểm làm thủ tục, người làm thủ tục nộp, xuất trình giấy tờ quy định tại Điều 52 Nghị định 08/2021/NĐ-CP, Điều 53 Nghị định 08/2021/NĐ-CP cho Cảng vụ;
+ Trường hợp làm thủ tục điện tử, người làm thủ tục cung cấp giấy tờ quy định tại Điều 52 Nghị định 08/2021/NĐ-CP, Điều 53 Nghị định 08/2021/NĐ-CP trên phần mềm điện đử (do người làm thủ tục lựa chọn).
Hoạt động thanh tra, kiểm tra (Hình từ Internet)
Công tác kiểm tra giấy tờ và phương tiện khi phương tiện đường thủy rời cảng nội địa được thực hiện như thế nào?
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 54 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về kiểm tra, cấp giấy phép phương tiện, thủy phi cơ vào, rời cảng, bến thủy nội địa như sau:
Kiểm tra, cấp giấy phép phương tiện, thủy phi cơ vào, rời cảng, bến thủy nội địa
...
2. Kiểm tra giấy tờ thuyền viên, phương tiện
a) Trường hợp tiếp nhận giấy tờ trực tiếp từ người làm thủ tục, Cảng vụ kiểm tra sự phù hợp của giấy tờ theo quy định;
b) Trường hợp tiếp nhận giấy tờ qua thủ tục điện tử, Cảng vụ chỉ kiểm tra trên cơ sở dữ liệu mà không kiểm tra trực tiếp giấy tờ của phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện, nếu phát hiện có sai sót thì kiểm tra trực tiếp.
3. Kiểm tra phương tiện
a) Cảng vụ kiểm tra phương tiện trên cơ sở giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện;
b) Nếu phát hiện có vi phạm thì Cảng vụ thông báo, xử lý và hướng dẫn người làm thủ tục có biện pháp khắc phục, thay đổi bảo đảm đúng quy định.
...
Như vậy, công tác kiểm tra giấy tờ và phương tiện khi phương tiện đường thủy rời cảng nội địa được thực hiện như sau:
- Kiểm tra giấy tờ thuyền viên, phương tiện
+ Trường hợp tiếp nhận giấy tờ trực tiếp từ người làm thủ tục, Cảng vụ kiểm tra sự phù hợp của giấy tờ theo quy định;
+ Trường hợp tiếp nhận giấy tờ qua thủ tục điện tử, Cảng vụ chỉ kiểm tra trên cơ sở dữ liệu mà không kiểm tra trực tiếp giấy tờ của phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện, nếu phát hiện có sai sót thì kiểm tra trực tiếp.
- Kiểm tra phương tiện
+ Cảng vụ kiểm tra phương tiện trên cơ sở giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện;
+ Nếu phát hiện có vi phạm thì Cảng vụ thông báo, xử lý và hướng dẫn người làm thủ tục có biện pháp khắc phục, thay đổi bảo đảm đúng quy định.
Phương tiện đường thủy không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 41 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định khi có hoạt động thanh tra, kiểm tra như sau:
Vi phạm quy định khi có hoạt động thanh tra, kiểm tra
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành yêu cầu về kiểm tra, kiểm soát của người có thẩm quyền;
b) Cố tình không dừng phương tiện để kiểm tra, kiểm soát theo hiệu lệnh của người có thẩm quyền;
c) Không xuất trình hoặc cố tình trì hoãn, kéo dài việc xuất trình giấy tờ của phương tiện, của thuyền viên hoặc người lái phương tiện, hàng hóa khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;
d) Không đưa hoặc cố tình trì hoãn, kéo dài thời gian đưa phương tiện về nơi xử lý vi phạm theo yêu cầu của người có thẩm quyền;
đ) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người có thẩm quyền;
e) Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người có thẩm quyền;
g) Tự ý tháo gỡ niêm phong tài liệu, tang vật, phương tiện, nhà kho, trang thiết bị vi phạm đang bị niêm phong; tạm giữ hoặc tẩu tán tài liệu, tang vật vi phạm, tự ý làm thay đổi hiện trường vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.
...
Theo đó, hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Đây là mức xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân có hành vi vi phạm, trường hợp có cùng một hành vi vi phạm thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 139/2021/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?