Phương pháp xây dựng Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh như thế nào?
- Việc xây dựng Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh được căn cứ vào đâu?
- Phương pháp xây dựng Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh như thế nào?
- Cơ quan nào thực hiện nhiệm vụ thẩm định Danh mục nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh?
Việc xây dựng Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh được căn cứ vào đâu?
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 17/2014/TT-BNV quy định như sau:
Xây dựng, thẩm định Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử các cấp
...
2. Căn cứ để xây dựng Danh mục nguồn nộp lưu
a) Thông tư hướng dẫn xác định cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử các cấp;
b) Quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các cơ quan, tổ chức trong phạm vi thẩm quyền thu thập tài liệu của Lưu trữ lịch sử;
c) Quy định của pháp luật về việc thành lập, đổi tên, chia, tách, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, phá sản các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước trong phạm vi thẩm quyền thu thập tài liệu của Lưu trữ lịch sử.
...
Theo đó, việc xây dựng Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh được căn cứ vào:
- Thông tư hướng dẫn xác định cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử các cấp;
- Quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các cơ quan, tổ chức trong phạm vi thẩm quyền thu thập tài liệu của Lưu trữ lịch sử;
- Quy định của pháp luật về việc thành lập, đổi tên, chia, tách, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, phá sản các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước trong phạm vi thẩm quyền thu thập tài liệu của Lưu trữ lịch sử.
Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh (Hình từ Internet)
Phương pháp xây dựng Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh như thế nào?
Theo điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư 17/2014/TT-BNV quy định như sau:
Xây dựng, thẩm định Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử các cấp
...
3. Phương pháp xây dựng Danh mục nguồn nộp lưu
a) Các Trung tâm Lưu trữ quốc gia, Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản liên quan về hệ thống cơ quan, tổ chức trong phạm vi thẩm quyền thu thập tài liệu để xây dựng dự thảo Danh mục nguồn nộp lưu;
b) Các Trung tâm Lưu trữ quốc gia, Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh trình cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ có thẩm quyền để thẩm định;
c) Cơ quan thực hiện nhiệm vụ thẩm định Danh mục nguồn nộp lưu theo quy định tại Khoản 4 Điều này có trách nhiệm trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 6 Thông tư này phê duyệt, ban hành Danh mục nguồn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử các cấp;
d) Hồ sơ trình gồm: Công văn đề nghị của Lưu trữ lịch sử; bản thuyết minh Danh mục nguồn nộp lưu; Văn bản thẩm định của người đứng đầu cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ ở Trung ương, cấp tỉnh; Dự thảo quyết định ban hành Danh mục nguồn nộp lưu.
...
Căn cứ trên quy định phương pháp xây dựng Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh như sau:
- Các Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản liên quan về hệ thống cơ quan, tổ chức trong phạm vi thẩm quyền thu thập tài liệu để xây dựng dự thảo Danh mục nguồn nộp lưu;
- Các Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh trình cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ có thẩm quyền để thẩm định;
- Cơ quan thực hiện nhiệm vụ thẩm định Danh mục nguồn nộp lưu theo quy định tại khoản 4 Điều này có trách nhiệm trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 6 Thông tư 17/2014/TT-BNV phê duyệt, ban hành Danh mục nguồn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử các cấp;
Hồ sơ trình gồm:
+ Công văn đề nghị của Lưu trữ lịch sử;
+ Bản thuyết minh Danh mục nguồn nộp lưu;
+ Văn bản thẩm định của người đứng đầu cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ ở cấp tỉnh;
+ Dự thảo quyết định ban hành Danh mục nguồn nộp lưu.
Cơ quan nào thực hiện nhiệm vụ thẩm định Danh mục nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh?
Theo khoản 4 Điều 5 Thông tư 17/2014/TT-BNV quy định cơ quan có thẩm quyền thẩm định Danh mục nguồn nộp lưu tài liệu như sau:
Xây dựng, thẩm định Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử các cấp
...
4. Thẩm định Danh mục nguồn nộp lưu
a) Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước thẩm định Danh mục nguồn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử ở Trung ương theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia;
b) Sở Nội vụ thẩm định Danh mục nguồn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh theo đề nghị của Chi cục trưởng Chi cục Văn thư - Lưu trữ.
Căn cứ trên quy định Sở Nội vụ thẩm định Danh mục nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh theo đề nghị của Chi cục trưởng Chi cục Văn thư - Lưu trữ.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Đề thi cuối kì 2 môn Hóa 12 Kết nối tri thức năm 2025 có đáp án như thế nào? Tải file Đề thi cuối kì 2 môn Hóa 12 năm 2025 có đáp án?
- Tổng hợp lời chúc Ngày Quốc tế Gia đình 15 5 ngắn gọn ý nghĩa? Lời chúc Ngày Quốc tế Gia đình 2025 ngắn gọn?
- Màu may mắn 12 cung hoàng đạo 12 5 2025? Màu may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 12 5 2025 ra sao?
- Viết một đoạn văn khoảng 150 chữ trình bày suy nghĩ của em về vai trò của người thầy trong cuộc sống lớp 7?
- Phiếu đánh giá xếp loại viên chức là giáo viên 2025 mới nhất? Cách ghi phiếu đánh giá xếp loại viên chức là giáo viên?