Phương án xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng có phải là phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng không?
Tình huống nguy hiểm về an ninh mạng xảy ra khi nào?
Tình huống nguy hiểm về an ninh mạng được giải thích tại khoản 14 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
14. Tình huống nguy hiểm về an ninh mạng là sự việc xảy ra trên không gian mạng khi có hành vi xâm phạm nghiêm trọng an ninh quốc gia, gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì tình huống nguy hiểm về an ninh mạng là sự việc xảy ra trên không gian mạng khi có hành vi xâm phạm nghiêm trọng an ninh quốc gia, gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng có bao gồm phương án xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng không? (Hình từ Internet).
Phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng có bao gồm phương án xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng không?
Phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng được quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 53/2022/NĐ-CP như sau:
Phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị ở trung ương và địa phương
1. Phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng bao gồm:
a) Phương án phòng ngừa, xử lý thông tin có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế bị đăng tải trên hệ thống thông tin;
b) Phương án phòng, chống gián điệp mạng; bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên hệ thống thông tin;
c) Phương án phòng, chống hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
d) Phương án phòng, chống tấn công mạng;
đ) Phương án phòng, chống khủng bố mạng;
e) Phương án phòng ngừa, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng.
2. Nội dung phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng
a) Các quy định chung;
b) Đánh giá các nguy cơ, sự cố an ninh mạng;
...
Như vậy, phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị ở trung ương và địa phương bao gồm các phương án nêu trên.
Theo đó, phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng bao gồm phương án phòng ngừa, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng.
Bộ Công an hay Bộ Quốc phòng là đầu mối chủ trì đối với các hoạt động bảo vệ tổ quốc trên không gian mạng?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 22 Nghị định 53/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong triển khai các biện pháp bảo vệ an ninh mạng
...
3. Trường hợp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ qua biên giới bị cơ quan có thẩm quyền công bố vi phạm pháp luật Việt Nam, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền trong ngăn chặn, phòng ngừa, xử lý hành vi vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ qua biên giới.
4. Mọi hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng các biện pháp bảo vệ an ninh mạng để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật; trường hợp gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
5. Đối với các hệ thống thông tin không nằm trong Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp đồng bộ bảo vệ an ninh mạng, bảo đảm an toàn thông tin mạng theo chức năng, nhiệm vụ được giao:
a) Bộ Thông tin và Truyền thông là đầu mối chủ trì đối với các hoạt động dân sự, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản này;
b) Bộ Công an là đầu mối chủ trì đối với các hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ an ninh mạng, phòng, chống tội phạm mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng;
c) Bộ Quốc phòng là đầu mối chủ trì đối với các hoạt động bảo vệ tổ quốc trên không gian mạng.
Như vậy, theo quy định nêu trên, Bộ Quốc phòng là đầu mối chủ trì đối với các hoạt động bảo vệ tổ quốc trên không gian mạng.
Mặt khác, Bộ Công an là đầu mối chủ trì đối với các hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ an ninh mạng, phòng, chống tội phạm mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?