Phương án sử dụng lao động là gì? Có được xử lý kỷ luật khi người lao động không chấp hành phương án sử dụng lao động không?
Phương án sử dụng lao động là gì?
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định nào định nghĩa cụ thể phương án sử dụng lao động là gì.
Tuy nhiên, theo các quy định về việc áp dụng phương án sử dụng lao động tại Bộ luật Lao động 2019, ta có thể hiểu, phương án sử dụng lao động là một bản kế hoạch cụ thể của doanh nghiệp về việc tổ chức, quản lý và sử dụng nguồn lao động trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Bộ Luật Lao động 2019, các nội dung chủ yếu có trong phương án sử dụng lao động bao gồm:
-Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;
- Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu;
- Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;
- Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.
Theo đó, khoản 2 Điều 44 Bộ luật Lao động 2019 quy định, khi xây dựng phương án sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Phương án sử dụng lao động phải được thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua.
Phương án sử dụng lao động là gì? Có được xử lý kỷ luật khi người lao động không chấp hành phương án sử dụng lao động không? (Hình từ Internet)
Có được xử lý kỷ luật khi người lao động không chấp hành phương án sử dụng lao động không?
Căn cứ theo Điều 44 Bộ luật Lao động 2019 quy định về phương án sử dụng lao động như sau:
Phương án sử dụng lao động
1. Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;
b) Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu;
c) Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
d) Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;
đ) Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.
2. Khi xây dựng phương án sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Phương án sử dụng lao động phải được thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua.
Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 127 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động
1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
Theo đó, căn cứ tại Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 quy định nội quy lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành về một số nội dung như sau: thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; trật tự tại nơi làm việc; xử lý kỷ luật lao động;....
Còn phương án sử dụng lao động là văn bản điều chỉnh số lượng, bố trí công việc,.. người lao động. Như vậy, có thể hiểu phương án sử dụng lao động không phải là nội quy lao động.
Cho nên, trường hợp người lao động không chấp hành phương án sử dụng lao động thì người sử dụng lao động không được thực hiện xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp hợp đồng lao động đã giao kết có thỏa thuận khác.
Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là bao lâu?
Theo quy định Điều 123 Bộ luật Lao động 2019, thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.
Khi hết thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra cho một người trong một vụ tai nạn là bao nhiêu?
- Việc nộp tiền thuê đất được quy định như thế nào? Thời hạn nộp tiền thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất là bao lâu?
- Đất cây xanh đô thị bao gồm các loại đất nào? Yêu cầu về quy hoạch không gian xanh, đất cây xanh đô thị như thế nào?
- Một lô chứng chỉ quỹ ETF có tối thiểu bao nhiêu chứng chỉ quỹ ETF? Giá trị tài sản ròng trên một lô chứng chỉ được xác định như thế nào?
- Ai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi? Chính sách đối với phổ cập giáo dục, xóa mù chữ?