Phụ phẩm cây trồng là gì? Phụ phẩm cây trồng khác gì với sản phẩm cây trồng? Hoạt động thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng được quy định như thế nào?

Tôi muốn hỏi một số vấn đề về phụ phẩm cây trồng. Tôi tên là Liêm, tôi là một nông dân. Tôi muốn hỏi phụ phẩm cây trồng cụ thể là gì? Phụ phẩm cây trồng có gì khác với sản phẩm cây trồng? Và nếu khác thì tôi muốn biết về hoạt động thu gom, xử lý và sử dụng phụ phẩm cây trồng? Mong được tư vấn.

Sản phẩm cây trồng là gì? Phụ phẩm cây trồng là gì?

Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật Trồng trọt 2018 quy định như sau:

“4. Sản phẩm cây trồng là bộ phận thu hoạch của cây nông nghiệp, cây cảnh và nấm ăn.”

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 19/2019/TT-BNNPTNT quy định về phụ phẩm cây trồng như sau:

“1. Phụ phẩm cây trồng là sản phẩm phụ phát sinh trong quá trình tiến hành hoạt động chăm sóc, thu hoạch, sơ chế sản phẩm cây trồng tại khu vực canh tác cây trồng;”

Theo đó, chúng ta có thể hiểu sản phẩm cây trồng là phần, bộ phận được thu hoạch từ các loại cây nông nghiệp, cây cảnh và nấm ăn. Còn phụ phẩm cây trồng chỉ là sản phẩm phụ được phát sinh từ sản phẩm cây trồng trong quá trình chăm sóc, thu hoạch, sơ chế sản phẩm cây trồng.

Phụ phẩm cây trồng

Phụ phẩm cây trồng

Thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm cây trồng

Căn cứ Điều 75 Luật Trồng trọt 2018 về thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm cây trồng:

“1. Tổ chức, cá nhân thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm cây trồng phải thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc thu hoạch sản phẩm cây trồng phải hạn chế thất thoát, bảo đảm chất lượng, hiệu quả kinh tế.
3. Sản phẩm cây trồng là nguyên liệu đầu vào của cơ sở sơ chế, chế biến phải có nguồn gốc xuất xứ, bảo đảm chất lượng, an toàn.
4. Cơ sở thu mua, lưu giữ, chế biến phải áp dụng biện pháp kỹ thuật phù hợp để bảo quản sản phẩm cây trồng bảo đảm chất lượng, an toàn.
5. Khuyến khích hình thành cơ sở bảo quản, chế biến sản phẩm cây trồng gắn với vùng sản xuất nguyên liệu.”

Theo đó, việc thu hoạch sản phẩm cây trồng phải hạn chế thất thoát, bảo đảm chất lượng, hiệu quả kinh tế. Sản phẩm cây trồng phải có nguồn gốc xuất xứ, bảo đảm chất lượng, an toàn.Cơ sở thu mua, lưu giữ, chế biến phải áp dụng biện pháp kỹ thuật phù hợp để bảo quản sản phẩm cây trồng bảo đảm chất lượng, an toàn. Các cơ sở quản, chế biến sản phẩm cây trồng được khuyến khích hình thành gắn với vùng sản xuất nguyên liệu.

Thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng

Căn cứ Điều 76 Luật Trồng trọt 2018 về thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng:

“1. Phụ phẩm cây trồng phải được thu gom, xử lý, sử dụng phù hợp, không gây ô nhiễm môi trường và lan truyền sinh vật gây hại.
2. Khuyến khích sử dụng phụ phẩm cây trồng làm nguyên liệu để sản xuất sản phẩm, hàng hóa.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết việc thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng quy định tại khoản 1 Điều này.”

Căn cứ Điều 4 Thông tư 19/2019/TT-BNNPTNT quy định việc thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng:

“1. Phụ phẩm cây trồng được thu gom, phân loại theo mục đích sử dụng; không để lẫn với hóa chất, bao bì, vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, tạp chất vô cơ khác trong quá trình thu gom, vận chuyển.
2. Việc thu gom, vận chuyển phụ phẩm cây trồng không ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất nông nghiệp tại khu vực canh tác, giao thông; không gây ô nhiễm môi trường, lan truyền sinh vật gây hại.
3. Khuyến khích sử dụng kỹ thuật tiên tiến trong thu hoạch, thu gom phụ phẩm cây trồng; khuyến khích sử dụng kỹ thuật, công nghệ ép, nén phụ phẩm trước khi vận chuyển.
4. Tàn dư, phụ phẩm cây trồng trong vùng dịch hại thực vật thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.”

Căn cứ Điều 5 Thông tư 19/2019/TT-BNNPTNT quy định việc thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng:

“1. Phụ phẩm cây trồng được xử lý như sau:
a) Cày vùi hoặc phay;
b) Ép xanh theo rãnh hoặc phủ luống;
c) Vùi trong hố đa năng hoặc che tủ gốc cây trồng; che phủ đất;
d) Ủ làm phân bón hữu cơ truyền thống;
đ) Phơi khô;
e) Các giải pháp, biện pháp xử lý khác.
2. Khuyến khích việc sử dụng chế phẩm sinh học, ứng dụng tiến bộ công nghệ, kỹ thuật mới trong quá trình xử lý phụ phẩm cây trồng.
3. Việc xử lý phụ phẩm cây trồng bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường, lan truyền sinh vật gây hại.”

Căn cứ Điều 6 Thông tư 19/2019/TT-BNNPTNT quy định việc thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng:

“1. Khuyến khích sử dụng phụ phẩm cây trồng làm nguyên liệu để sản xuất nấm; sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất phân bón hoặc làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác.
2. Phụ phẩm cây trồng được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất nấm; sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất phân bón, sản xuất sản phẩm, hàng hóa phải đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất và quy định của pháp luật có liên quan.”

Theo đó, phụ phẩm cây trồng phải được thu gom, xử lý, sử dụng phù hợp, không gây ô nhiễm môi trường và lan truyền sinh vật gây hại.

- Về thu gom phụ phẩm cây trồng:

+ Thu gom, phân loại theo mục đích sử dụng; không để lẫn với hóa chất, bao bì, vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, tạp chất vô cơ khác;

+ Không ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất nông nghiệp tại khu vực canh tác, giao thông; không gây ô nhiễm môi trường, lan truyền sinh vật gây hại;

+ Khuyến khích sử dụng kỹ thuật tiên tiến; khuyến khích sử dụng kỹ thuật, công nghệ ép, nén phụ phẩm;

- Về xử lý phụ phẩm cây trồng:

+ Cày vùi hoặc phay;

+ Ép xanh theo rãnh hoặc phủ luống;

+ Vùi trong hố đa năng hoặc che tủ gốc cây trồng; che phủ đất;

+ Ủ làm phân bón hữu cơ truyền thống;

+ Phơi khô.

- Về sử dụng phụ phẩm cây trồng: Khuyến khích sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất nấm; sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất phân bón hoặc làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác.

Trồng trọt Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Trồng trọt
Phụ phẩm cây trồng Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Phụ phẩm cây trồng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm trồng trọt là sao nhiêu? Rau, củ quả từ sản phẩm trồng trọt có phải chịu thuế giá trị gia tăng?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất và buôn bán phân bón cần đáp ứng điều kiện gì theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Xử lý khi sản xuất giống cây trồng không có tên trong danh mục cây trồng được phép kinh doanh như thế nào?
Pháp luật
Trang thiết bị và vật tư nông nghiệp trong canh tác bao gồm những gì? Sử dụng trang thiết bị và vật tư nông nghiệp trong canh tác cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Pháp luật
Xử lý phụ phẩm cây trồng là gì? Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm như thế nào trong xử lý phụ phẩm cây trồng?
Pháp luật
Hoạt động trồng trọt bao gồm những gì? Quản lý nhà nước về hoạt động trồng trọt trong phạm vi cả nước là trách nhiệm của cơ quan nào?
Pháp luật
Phụ phẩm cây trồng được sử dụng để làm gì? Việc xử lý phụ phẩm cây trồng phải bảo đảm yêu cầu nào?
Pháp luật
Sản xuất giống cây trồng (cây sầu riêng) bằng phương pháp chiết cành không từ cây đầu dòng và vườn cây đầu dòng bị xử phạt ra sao?
Pháp luật
Tự công bố lưu hành cho giống vú sữa mới lai tạo có được không? Điều kiện tự công bố lưu hành giống cây trồng là gì?
Pháp luật
Muốn đưa ra thị trường giống cà phê mới lai tạo thì có cần phải xin phép gì không? Hồ sơ, trình tự thủ tục như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trồng trọt
5,793 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trồng trọt Phụ phẩm cây trồng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trồng trọt Xem toàn bộ văn bản về Phụ phẩm cây trồng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào