Phụ lục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh theo Luật Đầu tư gồm các phụ lục nào? Tải về Phụ lục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh?
- Tải về phụ lục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh theo Luật Đầu tư?
- Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được quy định thế nào?
- Trong hoạt động đầu tư kinh doanh, Nhà nước có bắt buộc nhà đầu tư phải đạt được tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa sản xuất trong nước không?
Tải về phụ lục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh theo Luật Đầu tư?
Phụ lục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2020, bao gồm:
TẢI VỀ Phụ lục I (Các chất ma túy cấm đầu tư kinh doanh)
TẢI VỀ Phụ lục II (Danh mục hóa chất, khoáng vật cấm)
TẢI VỀ Phụ lục III (Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm nhóm I)
Lưu ý: Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư 2020, ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh bao gồm:
(a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I (TẢI VỀ);
(b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II (TẢI VỀ);
(c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III (TẢI VỀ);
(d) Kinh doanh mại dâm;
(đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
(e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
(g) Kinh doanh pháo nổ;
(h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Lưu ý: Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm (a), (b) và (c) trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Phụ lục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh theo Luật Đầu tư gồm các phụ lục nào? Tải về Phụ lục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh? (Hình từ Internet)
Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được quy định thế nào?
Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại Điều 9 Luật Đầu tư 2020, cụ thể như sau:
(1) Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp quy định tại khoản (2).
(2) Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:
- Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;
- Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.
(3) Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:
- Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
- Hình thức đầu tư;
- Phạm vi hoạt động đầu tư;
- Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
- Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(4) Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Trong hoạt động đầu tư kinh doanh, Nhà nước có bắt buộc nhà đầu tư phải đạt được tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa sản xuất trong nước không?
Căn cứ quy định tại Điều 11 Luật Đầu tư 2020 như sau:
Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh
1. Nhà nước không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện những yêu cầu sau đây:
a) Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong nước;
b) Xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước;
c) Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu;
d) Đạt được tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa sản xuất trong nước;
đ) Đạt được một mức độ hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước;
e) Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài;
g) Đặt trụ sở chính tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Căn cứ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu thu hút đầu tư trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng các hình thức bảo đảm của Nhà nước để thực hiện dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
Theo đó, để bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh, Nhà nước không bắt buộc nhà đầu tư phải đạt được tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa sản xuất trong nước.
Lưu ý: Căn cứ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu thu hút đầu tư trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng các hình thức bảo đảm của Nhà nước để thực hiện dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?