Phụ lục 2A: Mẫu kết quả đối chiếu tài liệu đấu thầu đối với các gói thầu đấu thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ mới nhất?
- Phụ lục 2A: Mẫu kết quả đối chiếu tài liệu đối với các gói thầu đấu thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ mới nhất?
- Nhà thầu đáp ứng yêu cầu hồ sơ mời thầu không cung cấp tài liệu khi được yêu cầu đối chiếu tài liệu để một bên trúng thầu có vi phạm pháp luật không?
- Nhà thầu có bị đánh giá về vấn đề gì nếu không tiến hành hoặc từ chối đối chiếu tài liệu đấu thầu không?
Phụ lục 2A: Mẫu kết quả đối chiếu tài liệu đối với các gói thầu đấu thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ mới nhất?
Mẫu kết quả đối chiếu tài liệu đấu thầu đối với các gói thầu đấu thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ hiện nay sẽ sử dụng theo mẫu Phụ lục 2A ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT.
Mẫu Phụ lục 2A được áp dụng đối với tất cả các gói thầu đấu thầu qua mạng.
Tải về Phụ lục 2A: Mẫu kết quả đối chiếu tài liệu đối với các gói thầu đấu thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ mới nhất.
Lưu ý:
(1) Bên mời thầu, tổ chuyên gia phải lưu trữ tài liệu của nhà thầu để phục vụ công tác thẩm định, thanh tra, kiểm tra…
(2) Đại diện nhà thầu được mời đến đối chiếu tài liệu phải có giấy giới thiệu của nhà thầu hoặc giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu.
Phụ lục 2A: Mẫu kết quả đối chiếu tài liệu đấu thầu đối với các gói thầu đấu thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ mới nhất? (Hình từ Internet)
Nhà thầu đáp ứng yêu cầu hồ sơ mời thầu không cung cấp tài liệu khi được yêu cầu đối chiếu tài liệu để một bên trúng thầu có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ theo điểm c khoản 3 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu
1. Đưa, nhận, môi giới hối lộ.
2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây ảnh hưởng, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dưới mọi hình thức.
3. Thông thầu bao gồm các hành vi sau đây:
a) Dàn xếp, thỏa thuận, ép buộc để một hoặc các bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu hoặc rút hồ sơ dự thầu để một bên trúng thầu;
b) Dàn xếp, thỏa thuận để từ chối cung cấp hàng hóa, dịch vụ, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc thực hiện các hình thức thỏa thuận khác nhằm hạn chế cạnh tranh để một bên trúng thầu;
c) Nhà thầu, nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm đã tham dự thầu và đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng cố ý không cung cấp tài liệu để chứng minh năng lực, kinh nghiệm khi được bên mời thầu yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu hoặc khi được yêu cầu đối chiếu tài liệu nhằm tạo điều kiện để một bên trúng thầu.
...
Theo quy định nêu trên thì một trong những hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm đã tham dự thầu và đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng cố ý không cung cấp tài liệu để chứng minh năng lực, kinh nghiệm khi được bên mời thầu yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu hoặc khi được yêu cầu đối chiếu tài liệu nhằm tạo điều kiện để một bên trúng thầu.
Như vậy, trường hợp nhà thầu đã tham dự thầu, đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng cố ý từ chối cung cấp tài liệu khi được yêu cầu đối chiếu tài liệu nhằm tạo điều kiện để một bên trúng thầu là hành vi vi phạm điều cấm của luật.
Nhà thầu có bị đánh giá về vấn đề gì nếu không tiến hành hoặc từ chối đối chiếu tài liệu đấu thầu không?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu, chất lượng hàng hóa đã được sử dụng
1. Trừ trường hợp nhà thầu đồng thời được xếp thứ nhất ở nhiều gói thầu hoặc do bất khả kháng, nhà thầu bị đánh giá về uy tín trong việc tham dự thầu khi thực hiện các hành vi sau:
a) Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối đối chiếu tài liệu, thương thảo hợp đồng (nếu có) trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất khi được mời vào đối chiếu tài liệu, thương thảo hợp đồng (nếu có);
b) Nhà thầu đã đối chiếu tài liệu, thương thảo hợp đồng (nếu có) nhưng từ chối hoặc không ký kết biên bản thương thảo hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 43 của Nghị định này;
c) Nhà thầu được lựa chọn trúng thầu nhưng không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng, thỏa thuận khung hoặc không ký kết hợp đồng, thỏa thuận khung;
d) Nhà thầu đã ký thỏa thuận khung nhưng không tiến hành hoặc từ chối hoàn thiện hợp đồng hoặc không ký kết hợp đồng.
...
Như vậy, trừ trường hợp nhà thầu đồng thời được xếp thứ nhất ở nhiều gói thầu hoặc do bất khả kháng, nếu nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối đối chiếu tài liệu trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất khi được mời vào đối chiếu tài liệu đấu thầu sẽ bị đánh giá về uy tín trong việc tham dự thầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?