Phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra có dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hay không?
- Mức phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với các ngạch thanh tra viên hiện nay là bao nhiêu?
- Thanh tra viên được nâng ngạch mà tổng mức tiền lương và phụ cấp trách nhiệm thấp hơn ngạch cũ thì giải quyết như thế nào?
- Phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra có dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hay không?
Mức phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với các ngạch thanh tra viên hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo Mục I Thông tư liên tịch 191/2006/TTLT-TTCP-BNV-BTC quy định:
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỨC PHỤ CẤP
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:
Tổng Thanh tra, Phó Tổng thanh tra, Thanh tra viên cao cấp, Thanh tra viên chính và Thanh tra viên thuộc các cơ quan Thanh tra nhà nước, gồm: Cơ quan Thanh tra được thành lập theo cấp hành chính và cơ quan Thanh tra được thành lập theo ngành, lĩnh vực.
2. Mức phụ cấp trách nhiệm:
a) Tổng Thanh tra, Phó Tổng thanh tra, Thanh tra viên cao cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra bằng 15% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
b) Thanh tra viên chính được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra bằng 20% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
c) Thanh tra viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra bằng 25% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Theo đó mức phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra được quy định như sau:
- Tổng Thanh tra, Phó Tổng thanh tra, Thanh tra viên cao cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra bằng 15% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
- Thanh tra viên chính được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra bằng 20% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
- Thanh tra viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra bằng 25% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra (Hình từ Internet)
Thanh tra viên được nâng ngạch mà tổng mức tiền lương và phụ cấp trách nhiệm thấp hơn ngạch cũ thì giải quyết như thế nào?
Về nội dung này tại Mục II Thông tư liên tịch 191/2006/TTLT-TTCP-BNV-BTC có hướng dẫn như sau:
NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG PHỤ CẤP TRÁCH NHIỆM
1. Đối tượng được hưởng phụ cấp trách nhiệm quy định tại khoản 1 mục I Thông tư này là những người được cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm vào ngạch hoặc chức danh theo quy định của pháp luật.
2. Người được bổ nhiệm vào ngạch hoặc chức danh nào thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm quy định đối với ngạch hoặc chức danh đó.
3. Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên cao hơn (nâng ngạch) mà tổng mức tiền lương cộng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra ở ngạch mới được bổ nhiệm thấp hơn tổng mức tiền lương cộng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra đã hưởng ở ngạch cũ thì được bảo lưu phần chênh lệch giữa tổng mức tiền lương cộng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra đã hưởng ở ngạch cũ so với tổng mức tiền lương cộng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra ở ngạch mới cho đến khi được nâng bậc lương liền kề ở ngạch mới được bổ nhiệm.
Theo đối với Thanh tra viên được nâng ngạch mà tổng mức tiền lương cộng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra ở ngạch mới được bổ nhiệm thấp hơn tổng mức tiền lương cộng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra đã hưởng ở ngạch cũ thì được bảo lưu phần chênh lệch giữa tổng mức tiền lương cộng phụ cấp trách nhiệm đã hưởng ở ngạch cũ so với ở ngạch mới cho đến khi được nâng bậc lương liền kề ở ngạch mới được bổ nhiệm.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A, Trưởng phòng Thanh tra kinh tế thuộc Thanh tra tỉnh T, đang xếp hệ số lương 4,32, bậc 7, ngạch Thanh tra viên (mã số 04.025) và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo hệ số 0,60; thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày 01/01/2004.
Tổng mức tiền lương cộng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra của ông A ở ngạch Thanh tra viên được hưởng 01 tháng (từ ngày 01/10/2005) là ((4,32+0,60) + (4,32+0,60) x 25%) x 350.000 đồng/tháng = 2.152.500 đồng.
- Đến ngày 01/3/2006, ông A được bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên chính, xếp hệ số lương 4,40, bậc 1, ngạch Thanh tra viên chính (mã số 04.024) và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo hệ số 0,60.
Do chênh lệch giữa hệ số lương ở ngạch mới được bổ nhiệm so với hệ số lương ở ngạch cũ là 0,08 (4,40-4,32), nhỏ hơn chênh lệch giữa 2 bậc lương liền kề (0,33) ở ngạch cũ nên thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch Thanh tra viên chính được tính kể từ ngày 01/01/2004.
Tổng mức tiền lương cộng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra của ông A ở ngạch Thanh tra viên chính được hưởng 01 tháng (từ ngày 01/3/2006) là ((4,40+0,60) + (4,40+0,60) x 20%) x 350.000 đồng/tháng = 2.100.000 đồng.
- Do tổng mức tiền lương cộng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra ở ngạch mới được bổ nhiệm (Thanh tra viên chính) thấp hơn tổng mức tiền lương cộng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra đã hưởng ở ngạch cũ (Thanh tra viên) nên ông A được bảo lưu phần chênh lệch là 52.500 đồng/tháng (2.152.500 đồng - 2.100.000 đồng) cho đến khi được nâng bậc lương liền kề ở ngạch mới được bổ nhiệm (bậc 2, hệ số 4,74, ngạch Thanh tra viên chính).
Phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra có dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hay không?
Căn cứ theo Mục III Thông tư liên tịch 191/2006/TTLT-TTCP-BNV-BTC có quy định:
NGUỒN KINH PHÍ VÀ CHI TRẢ PHỤ CẤP
1. Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra thực hiện theo các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Chi trả phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra:
a) Phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh được tính trả vào cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
b) Các đối tượng được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra thuộc biên chế trả lương của cơ quan nào thì cơ quan đó chi trả.
Theo đó thì phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra sẽ không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc tách công ty mới nhất? Tải về file word mẫu biên bản họp?
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?