Phụ cấp cho Trưởng ban thanh tra nhân dân tại đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như thế nào?
Phụ cấp cho Trưởng ban thanh tra nhân dân ở đơn vị sự nghiệp công lập được quy định thế nào?
Hiện nay không có văn bản nào quy định về mức phụ cấp cho Trưởng ban thanh tra nhân dân mà chỉ có phụ cấp cho chức danh Thanh tra viên Thanh tra nhà nước được thực hiện theo Quyết định 202/2005/QĐ-TTg mà thôi.
Tuy nhiên, theo Điều 4 Thông tư 63/2017/TT-BTC và Điều 5 Thông tư 63/2017/TT-BTC quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, có nêu như sau:
Điều 4. Nội dung chi hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân
1. Chi tổ chức cuộc họp, hội nghị.
2. Chi công tác phí phục vụ các cuộc giám sát, xác minh.
3. Chi thù lao trách nhiệm cho các thành viên Ban Thanh tra nhân dân trực tiếp thực hiện công tác thanh tra, giám sát, xác minh vụ việc theo kế hoạch công tác được duyệt.
4. Chi thù lao trách nhiệm cho các thành viên Ban Thanh tra nhân dân hoạt động phối hợp với tổ chức thanh tra nhà nước khi thanh tra tại địa phương, đơn vị (nếu có).
5. Chi mua sắm văn phòng phẩm, cước điện thoại, cước bưu phẩm.
6. Một số khoản chi khác phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Mức chi và thẩm quyền quyết định mức chi
1. Mức chi bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, gồm:
a) Chi tổ chức các cuộc họp, hội nghị; chi công tác phí: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.
Thông tư này hướng dẫn cụ thể thêm một số mức chi như sau: Chi bồi dưỡng báo cáo viên trong hội họp; chi thù lao trách nhiệm cho các thành viên Ban Thanh tra nhân dân trực tiếp thực hiện công tác thanh tra theo kế hoạch công tác được duyệt hoặc trong hoạt động phối hợp với tổ chức thanh tra nhà nước khi thanh tra tại địa phương, đơn vị: Mức chi 100.000 đồng/người/ngày.
b) Chi mua sắm văn phòng phẩm, cước điện thoại, cước bưu phẩm, các khoản chi khác: Theo thực tế phát sinh, theo hóa đơn thực tế và trong phạm vi kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân được giao, đảm bảo theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành và tiết kiệm, hiệu quả.
2. Thẩm quyền quyết định mức chi:
a) Đối với Ban Thanh tra nhân dân cấp xã: Trong phạm vi kinh phí được hỗ trợ cho Ban thanh tra nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét duyệt mức chi cho phù hợp đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
b) Đối với Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét, quyết định mức chi phù hợp với khả năng tài chính của cơ quan, đơn vị và quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.
Theo đó các thành viên Ban thanh tra nhân dân (bao gồm cả Trưởng ban) trực tiếp thực hiện công tác thanh tra theo kế hoạch công tác được duyệt hoặc trong hoạt động phối hợp với tổ chức thanh tra nhà nước khi thanh tra tại địa phương, đơn vị thì được trả thù lao 100.000 đồng/người/ngày.
Phụ cấp cho Trưởng ban thanh tra nhân dân ở đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Trưởng ban thanh tra nhân dân của các đơn vị sự nghiệp công lập là gì?
Tại Điều 22 Nghị định 159/2016/NĐ-CP có quy định như sau:
Tổ chức Ban thanh tra nhân dân
1. Tổ chức Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 72 Luật thanh tra.
2. Ban thanh tra nhân dân có Trưởng ban và các thành viên. Ban thanh tra nhân dân có từ 5 thành viên trở lên được bầu 1 Phó trưởng Ban.
Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban thanh tra nhân dân. Phó trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ. Các thành viên khác của Ban thanh tra nhân dân thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.
3. Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước là hai năm.
4. Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập do Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức bầu ra. Ban thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước do Hội nghị người lao động bầu ra.
5. Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở cơ quan nhà nước từ trung ương đến xã, phường, thị trấn, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước có tổ chức công đoàn cơ sở.
Theo quy định trên thì Trưởng ban thanh tra nhân dân của các đơn vị sự nghiệp công lập chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.
Trưởng ban thanh tra nhân dân tại đơn vị sự nghiệp công lập có nhiệm vụ và quyền hạn thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 27 Nghị định 159/2016/NĐ-CP có quy định Trưởng ban thanh tra nhân dân ở các đơn vị sự nghiệp công lập có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Triệu tập, chủ trì các cuộc họp, hội nghị; chủ trì các cuộc giám sát, xác minh thuộc thẩm quyền của Ban thanh tra nhân dân;
- Phân công nhiệm vụ cho thành viên Ban thanh tra nhân dân;
- Đại diện cho Ban thanh tra nhân dân trong mối quan hệ với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Được mời tham dự các cuộc họp của đơn vị sự nghiệp công lập có nội dung liên quan đến nhiệm vụ giám sát, xác minh của Ban thanh tra nhân dân;
- Tham dự các cuộc họp của Ban chấp hành công đoàn cơ sở có nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?