Phóng viên nước ngoài muốn phát hình đi quốc tế thì nội dung đơn xin giấy phép phát hình đi quốc tế được quy định như thế nào?
Phóng viên nước ngoài là gì?
Căn cứ tại tiết a tiểu mục 6 Mục I Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BNG-TCBD, có quy định như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
…
6. Một số từ ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:
a) Phóng viên nước ngoài là những người làm báo chuyên nghiệp đang là phóng viên cho cơ quan báo chí nước ngoài hoặc là nhà báo tự do đang tiến hành các hoạt động nghiệp vụ báo chí tại Việt Nam.
b) Hoạt động nghiệp vụ báo chí của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam là các hoạt động quay phim thời sự; chụp ảnh báo chí, phỏng vấn, ghi hình, đi thăm các địa phương, cơ sở.
c) Cơ quan quản lý phóng viên nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam là Vụ Thông tin Báo chí - Bộ Ngoại giao được Bộ Ngoại giao uỷ quyền thực hiện chức năng quản lý và cấp phép đối với các hoạt động nghiệp vụ báo chí của phóng viên nước ngoài; dưới đây gọi tắt là cơ quan quản lý phóng viên.
Như vậy, theo quy định trên thì phóng viên nước ngoài là những người làm báo chuyên nghiệp đang là phóng viên cho cơ quan báo chí nước ngoài hoặc là nhà báo tự do đang tiến hành các hoạt động nghiệp vụ báo chí tại Việt Nam.
Phóng viên nước ngoài muốn phát hình đi quốc tế thì nội dung đơn xin giấy phép phát hình đi quốc tế được quy định như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục II Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BNG-TCBD, có quy định như sau:
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Phóng viên nước ngoài có nhu cầu phát hình đi quốc tế phải làm đơn xin cấp giấy phép phát hình đi quốc tế gửi cơ quan quản lý phóng viên. Đơn xin phép phải nêu rõ: tên phóng viên; tên hãng; nội dung tin, hình và thời gian sẽ phát. Cơ quan quản lý phóng viên xét cấp phép hoặc từ chối cấp phép trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn xin cấp phép. Trong giấy phép do cơ quan quản lý phóng viên cấp cho phóng viên nước ngoài có ghi rõ: tên phóng viên; tên hãng; nội dung tin, hình sẽ phát; thời hạn của giấy phép.
Trường hợp từ chối cấp phép, cơ quan quản lý phóng viên sẽ trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho phóng viên nước ngoài biết trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn xin cấp phép.
…
Như vậy, theo quy định trên thì phóng viên nước ngoài muốn phát hình đi quốc tế thì nội dung đơn xin giấy phép phát hình đi quốc tế phải nêu rõ: tên phóng viên; tên hãng; nội dung tin, hình và thời gian sẽ phát.
Phóng viên nước ngoài phải có trách nhiệm gì khi phát hình đi quốc tế?
Căn cứ tại tiểu mục 7 Mục II Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BNG-TCBD, có quy định như sau:
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
…
7. Trách nhiệm của phóng viên nước ngoài.
a) Hoàn thành các thủ tục với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc phát hình đi quốc tế theo quy định tại Thông tư này.
b) Bảo đảm việc phát hình đi quốc tế theo đúng nội dung, chủ đề đã ghi trong giấy phép và chịu trách nhiệm về nội dung tin, hình phát qua mạng lưới viễn thông công cộng.
c) Trong trường hợp phóng viên nước ngoài bị đình chỉ phát hoặc vi phạm hợp đồng, phóng viên nước ngoài phải thanh toán cước dịch vụ cho doanh nghiệp theo các quy định hiện hành của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì phóng viên nước ngoài phải có những trách nhiệm sau khi phát hình đi quốc tế:
- Hoàn thành các thủ tục với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc phát hình đi quốc tế theo quy định tại Thông tư này.
- Bảo đảm việc phát hình đi quốc tế theo đúng nội dung, chủ đề đã ghi trong giấy phép và chịu trách nhiệm về nội dung tin, hình phát qua mạng lưới viễn thông công cộng
- Trong trường hợp phóng viên nước ngoài bị đình chỉ phát hoặc vi phạm hợp đồng, phóng viên nước ngoài phải thanh toán cước dịch vụ cho doanh nghiệp theo các quy định hiện hành của pháp luật.
Phóng viên nước ngoài muốn phát hình đi quốc tế thì nội dung đơn xin giấy phép phát hình đi quốc tế được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan quản lý phóng viên nước ngoài thì phải có những trách nhiệm gì?
Căn cứ tại tiểu mục 5 Mục II Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BNG-TCBD, có quy định như sau:
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
…
5. Trách nhiệm của cơ quan quản lý phóng viên và cơ quan hướng dẫn phóng viên:
a) Cơ quan quản lý phóng viên là cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức và phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để đảm bảo nội dung tin, hình phát đi quốc tế tại các địa điểm phát phải theo đúng các quy định đã ghi trong giấy phép.
b) Cơ quan hướng dẫn phóng viên chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và hưóng dẫn phóng viên nước ngoài thực hiện phát hình đi quốc tế sau khi đã được cơ quan quản lý phóng viên cấp phép.
c) Trường hợp việc phát hình của phóng viên nước ngoài bị đình chỉ, cơ quan quản lý phóng viên phải thông báo kịp thời bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để thực hiện.
…
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan quản lý phóng viên nước ngoài có những trách nhiệm sau:
- Cơ quan quản lý phóng viên là cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức và phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để đảm bảo nội dung tin, hình phát đi quốc tế tại các địa điểm phát phải theo đúng các quy định đã ghi trong giấy phép;
- Cơ quan hướng dẫn phóng viên chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và hưóng dẫn phóng viên nước ngoài thực hiện phát hình đi quốc tế sau khi đã được cơ quan quản lý phóng viên cấp phép;
- Trường hợp việc phát hình của phóng viên nước ngoài bị đình chỉ, cơ quan quản lý phóng viên phải thông báo kịp thời bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?