Phóng viên của cơ quan báo chí chỉ có bằng cao đẳng thì có được xét cấp thẻ nhà báo theo quy định không?
- Phóng viên của cơ quan báo chí chỉ có bằng cao đẳng thì có được xét cấp thẻ nhà báo theo quy định không?
- Phóng viên của cơ quan báo chí sẽ không được xét cấp thẻ nhà báo khi nào?
- Phóng viên của cơ quan báo chí đã được cấp thẻ nhà báo thì có thể bị thu hồi thẻ nhà báo khi sử dụng thẻ nhà báo không đúng mục đích?
Phóng viên của cơ quan báo chí chỉ có bằng cao đẳng thì có được xét cấp thẻ nhà báo theo quy định không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 27 Luật Báo chí 2016 quy định về điều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp thẻ nhà báo như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp thẻ nhà báo
1. Người công tác tại cơ quan báo chí quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 26 của Luật này được xét cấp thẻ nhà báo phải bảo đảm các Điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:
a) Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; trường hợp là người dân tộc thiểu số đang thực hiện các ấn phẩm báo in, chương trình phát thanh, truyền hình, chuyên trang của báo điện tử bằng tiếng dân tộc thiểu số phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên;
c) Đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu, phải có thời gian công tác liên tục tại cơ quan báo chí đề nghị cấp thẻ từ 02 năm trở lên tính đến thời Điểm xét cấp thẻ, trừ tổng biên tập tạp chí khoa học và những trường hợp khác theo quy định của pháp luật;
d) Được cơ quan báo chí hoặc cơ quan công tác đề nghị cấp thẻ nhà báo.
...
Theo đó, phóng viên của của cơ quan báo chí chỉ có bằng cao đẳng thì vẫn có thể được xét cấp thẻ nhà báo nếu thuộc trường hợp là người dân tộc thiểu số đang thực hiện các ấn phẩm báo in, chương trình phát thanh, truyền hình, chuyên trang của báo điện tử bằng tiếng dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật.
Phóng viên của cơ quan báo chí chỉ có bằng cao đẳng thì có được xét cấp thẻ nhà báo theo quy định không? (Hình từ internet)
Phóng viên của cơ quan báo chí sẽ không được xét cấp thẻ nhà báo khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Luật Báo chí 2016 quy định như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp thẻ nhà báo
...
3. Các trường hợp sau đây không được xét cấp thẻ nhà báo:
a) Không thuộc các đối tượng quy định tại Điều 26 của Luật này;
b) Đã vi phạm quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo;
c) Đã bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động mà chưa hết thời hạn 12 tháng tính đến thời Điểm xét cấp thẻ;
d) Là đối tượng liên quan trong các vụ án chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án mà chưa được xóa án tích;
e) Bị thu hồi thẻ nhà báo do vi phạm quy định của pháp luật mà thời gian thu hồi thẻ chưa quá 12 tháng kể từ ngày ra quyết định đến thời Điểm xét cấp thẻ.
Theo đó, phóng viên của cơ quan báo chí sẽ không được xét cấp thẻ nhà báo khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đã vi phạm quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo;
- Đã bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động mà chưa hết thời hạn 12 tháng tính đến thời Điểm xét cấp thẻ;
- Là đối tượng liên quan trong các vụ án chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án mà chưa được xóa án tích;
- Bị thu hồi thẻ nhà báo do vi phạm quy định của pháp luật mà thời gian thu hồi thẻ chưa quá 12 tháng kể từ ngày ra quyết định đến thời Điểm xét cấp thẻ.
Phóng viên của cơ quan báo chí đã được cấp thẻ nhà báo thì có thể bị thu hồi thẻ nhà báo khi sử dụng thẻ nhà báo không đúng mục đích?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 28 Luật Báo chí 2016 quy định như sau:
Cấp, đổi, thu hồi thẻ nhà báo
...
6. Người được cấp thẻ nhà báo bị thu hồi thẻ nhà báo trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, về hoạt động nghiệp vụ báo chí, thông tin trên báo chí hoặc sử dụng thẻ nhà báo không đúng Mục đích gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Bị cơ quan tiến hành tố tụng quyết định khởi tố bị can. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đình chỉ Điều tra, đình chỉ vụ án đối với nhà báo đó hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật tuyên nhà báo đó không có tội hoặc được miễn trách nhiệm hình sự thì cơ quan quản lý nhà nước về báo chí có trách nhiệm trả lại thẻ nhà báo;
c) Bị cấp có thẩm quyền quyết định xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị khiển trách hai lần liên tục trong 02 năm theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động;
d) Thôi việc nhưng không nộp lại thẻ nhà báo.
...
Theo quy định trên thì phóng viên của cơ quan báo chí đã được cấp thẻ nhà báo thì có thể bị thu hồi thẻ nhà báo nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên.
Trong đó, phóng viên của cơ quan báo chí đã được cấp thẻ nhà báo thì có thể bị thu hồi thẻ nhà báo khi sử dụng thẻ nhà báo không đúng mục đích gây hậu quả nghiêm trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?