Phóng viên có quyền trực tiếp đến các cơ quan nhà nước để thực hiện các nghiệp vụ báo chí hay không?

Tôi là phóng viên của một tạp chí giải trí. Vì yêu cầu công việc nên tôi muốn trực tiếp đến các cơ quan nhà nước để thực hiện nghiệp vụ báo chí. Tôi có thể thực hiện hay không? Nếu không, tôi cần phải đáp ứng điều kiện gì mới có thể thực hiện được nhu cầu này?

Phóng viên có quyền đến các cơ quan nhà nước để thực hiện nghiệp vụ báo chí hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Báo chí 2016 có quy định về quyền của nhà báo như sau:

"Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của nhà báo
1. Nhà báo là người hoạt động báo chí được cấp thẻ nhà báo.
2. Nhà báo có các quyền sau đây:
a) Hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động báo chí ở nước ngoài theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp;
b) Được khai thác, cung cấp và sử dụng thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật;
c) Được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;
d) Được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai; được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp; được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật;
đ) Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ báo chí;
e) Khước từ việc tham gia biên soạn hoặc thể hiện tác phẩm báo chí trái với quy định của pháp luật."

Dựa vào quy định trên, có thể thấy quyền đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí là quyền của nhà báo, không phải của phóng viên. Trong trường hợp phóng viên muốn thực hiện những quyền trên thì trước hết cần được cấp thẻ nhà báo để thực hiện những quyền trên một cách hợp pháp.

Phóng viên có quyền đến các cơ quan nhà nước để thực hiện nghiệp vụ báo chí hay không?

Phóng viên có quyền đến các cơ quan nhà nước để thực hiện nghiệp vụ báo chí hay không?

Phóng viên có được xét cấp thẻ nhà báo hay không?

Những đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo theo quy định tại Điều 26 Luật Báo chí 2016 bao gồm:

"Điều 26. Đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo
1. Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, tổng biên tập, phó tổng biên tập cơ quan báo chí, thông tấn.
2. Trưởng phòng (ban), phó trưởng phòng (ban) nghiệp vụ báo chí của cơ quan báo chí, thông tấn.
3. Phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí, thông tấn.
4. Người quay phim, đạo diễn chương trình phát thanh, truyền hình (trừ phim truyện) của các đơn vị được cấp giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và sản xuất phim tài liệu của Nhà nước.
5. Phóng viên, biên tập viên, người phụ trách công tác phóng viên, biên tập ở đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương.
6. Người đã được cấp thẻ nhà báo nhưng được Điều chuyển sang làm công việc khác vẫn tiếp tục có tác phẩm báo chí được sử dụng, được cơ quan báo chí xác nhận, được xét cấp thẻ nhà báo trong các trường hợp cụ thể sau:
a) Được Điều động công tác tại các đơn vị không trực tiếp thực hiện nghiệp vụ báo chí của cơ quan báo chí;
b) Được Điều chuyển sang làm công tác giảng dạy chuyên ngành báo chí tại các cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học;
c) Được Điều chuyển sang làm cán bộ chuyên trách tại hội nhà báo các cấp, trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về báo chí."

Căn cứ quy định trên, phóng viên là một trong những đối tượng có thể được xét cấp thẻ nhà báo nếu đáp ứng các điều kiện luật định.

Phóng viên muốn được cấp thẻ nhà báo để thực hiện nghiệp vụ báo chí cần đáp ứng điều kiện gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Báo chí 2016 có quy định về điều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp thẻ nhà báo đối với phóng viên như sau:

"Điều 27. Điều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp thẻ nhà báo
[...]
2. Những trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 26 của Luật này được xét cấp thẻ nhà báo phải bảo đảm Điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại các Điểm a, b và d Khoản 1 Điều này và phải bảo đảm các Điều kiện, tiêu chuẩn sau đây:
a) Là cộng tác viên thường xuyên của đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Có ít nhất mười hai tác phẩm báo chí đã được phát sóng trên đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong 01 năm tính đến thời Điểm xét cấp thẻ;
c) Đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu, phải có thời gian công tác liên tục tại đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương từ 02 năm trở lên tính đến thời Điểm xét cấp thẻ;
d) Được đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị cấp thẻ nhà báo."

Theo đó, phóng viên muốn được xét cấp thẻ nhà báo thì cần đáp ứng các điều kiện nêu trên và những điểm a, b và điểm d khoản 1 Điều này, gồm:

"a) Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; trường hợp là người dân tộc thiểu số đang thực hiện các ấn phẩm báo in, chương trình phát thanh, truyền hình, chuyên trang của báo điện tử bằng tiếng dân tộc thiểu số phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên;
[...]
d) Được cơ quan báo chí hoặc cơ quan công tác đề nghị cấp thẻ nhà báo."

Như vậy, trường hợp bạn hiện đang là phóng viên và muốn thực hiện một trong những quyền của nhà báo là trực tiếp đến cơ quan nhà nước để thực hiện nghiệp vụ báo chí thì bạn cần đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn để được xét cấp thẻ nhà báo; sau đó có thể thực hiện những công việc trên một cách hợp pháp.

Phóng viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phóng viên chuyển công tác có phải đổi lại thẻ nhà báo không?
Pháp luật
Phóng viên của cơ quan báo chí chỉ có bằng cao đẳng thì có được xét cấp thẻ nhà báo theo quy định không?
Pháp luật
Phóng viên uy hiếp các cơ sở kinh doanh để cưỡng đoạt 15 triệu đồng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Pháp luật
Chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng 1 có mã số bao nhiêu? Có yêu cầu trình độ đại học đối với phóng viên hạng 1 hay không?
Pháp luật
Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh Phóng viên hạng 1 hiện nay có mức lương cao nhất là bao nhiêu?
Pháp luật
Phóng viên hạng 2 được áp dụng hệ số lương viên chức loại mấy? Mức lương cao nhất là bao nhiêu?
Pháp luật
Trình độ đào tạo và năng lực chuyên môn của phóng viên hạng II, hạng III được yêu cầu thế nào? Viết bài bình luận có nội dung phức tạp trung bình là nhiệm vụ của phóng viên hạng nào?
Pháp luật
Viên chức muốn dự thi hoặc xét thăng hạng lên phóng viên hạng I cần đáp ứng những yêu cầu gì? Tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như thế nào?
Pháp luật
Phóng viên, nhà báo phỏng vấn các sao Việt thì những người này có quyền từ chối phỏng vấn hay không?
Pháp luật
Khi thay đổi phóng viên thường trú thì cơ quan báo chí phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
Pháp luật
Điện thoại đe dọa tính mạng của phóng viên có thể xử phạt tù hay không? Nếu có thì tối đa bao nhiêu năm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phóng viên
9,250 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phóng viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phóng viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào