Phòng vệ chính đáng có phải là tội phạm không? Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng dẫn đến gây thương tích 40% cho người khác thì bị xử phạt ra sao?
Phòng vệ chính đáng có phải là tội phạm không?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về phòng vệ chính đáng như sau:
Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
...
Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Như vậy, phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Tuy nhiên nếu vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì người thực hiện hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Phòng vệ chính đáng
...
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.
- Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
- Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.
Phòng vệ chính đáng có phải là tội phạm không? (Hình từ Internet)
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng dẫn đến gây thương tích 40% cho người khác thì bị xử phạt ra sao?
Căn cứ vào Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau:
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% (trường hợp này là 40%) do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Tuy nhiên thì theo điểm c khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 thì phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
...
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
...
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng dẫn đến chết người thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ vào Điều 126 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau:
Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Như vậy, người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Nếu phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách khối diễu binh tập kết tại Công viên Lê Văn Tám theo hướng 4? Lộ trình diễu binh theo hướng 4 ngày 30 4 thế nào?
- Lịch nghỉ lễ 30 tháng 4 và 1 tháng 5 của giáo viên cả nước ra sao? Ngày lễ 30 tháng 4 người lao động được nghỉ ít nhất mấy ngày?
- 10+ Ảnh đại diện chào mừng đại lễ 30 4 đẹp? Stt chào mừng đại lễ 30 4 đăng kèm ảnh đại diện hay, hài hước?
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là gì? Thứ tự sắp xếp của bảng tuần hoàn? Được mang bảng tuần hoàn vào phòng thi tốt nghiệp THPT không?
- Hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Bộ Công Thương gồm những gì? Nghĩa vụ của hai bên được quy định thế nào?