Phòng Thư ký toà soạn có chức năng giúp Tổng Biên tập Tạp chí Bảo hiểm xã hội thực hiện những việc nào?
Phòng Thư ký toà soạn có chức năng giúp Tổng Biên tập Tạp chí Bảo hiểm xã hội thực hiện những việc nào?
Theo khoản 1 Điều 12 Quy chế tổ chức và hoạt động của Tạp chí Bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1228/QĐ-BHXH năm 2020 quy định như sau:
Phòng Thư ký tòa soạn
1. Phòng Thư ký toà soạn có chức năng giúp Tổng Biên tập chủ trì biên tập, trình bày, xuất bản các ấn phẩm bản in trên cơ sở nội dung do Phòng Phóng viên, Phòng Thông tin điện tử và Đại diện Tạp chí Bảo hiểm xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị.
Tham gia viết tin, bài, tổ chức thực hiện chuyên mục, chuyên đề được phân công trên các ấn phẩm của Tạp chí.
...
Theo đó, Phòng Thư ký toà soạn có chức năng giúp Tổng Biên tập Tạp chí Bảo hiểm xã hội chủ trì biên tập, trình bày, xuất bản các ấn phẩm bản in trên cơ sở nội dung do Phòng Phóng viên, Phòng Thông tin điện tử và Đại diện Tạp chí Bảo hiểm xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị.
Đồng thời, Phòng Thư ký toà soạn tham gia viết tin, bài, tổ chức thực hiện chuyên mục, chuyên đề được phân công trên các ấn phẩm của Tạp chí Bảo hiểm xã hội.
Phòng Thư ký toà soạn trực thuộc Tạp chí Bảo hiểm xã hội có nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Theo khoản 2 Điều 12 Quy chế tổ chức và hoạt động của Tạp chí Bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1228/QĐ-BHXH năm 2020 quy định như sau:
Phòng Thư ký tòa soạn
...
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
a) Biên tập, sắp xếp tin, bài, ảnh, lên trang để trình bày; sửa lỗi bông các ấn phẩm bản in sau khi được Lãnh đạo Tạp chí phê duyệt;
b) Trình bày, chế bản market quảng cáo trên các ấn phẩm bản in;
c) Thực hiện giám sát in ấn, đảm bảo các ấn phẩm được in đúng theo nội dung, hình thức và tiến độ đã được phê duyệt;
d) Tiếp nhận thư bạn đọc; thông tin đường dây nóng và phối hợp với các đơn vị liên quan làm rõ những vấn đề bạn đọc phản ánh để thông tin trên ấn phẩm bản in và Tạp chí điện tử hoặc trả lời trực tiếp bạn đọc;
đ) Tham mưu giúp Tổng Biên tập việc thành lập Hội đồng Biên tập, giúp cho việc phản biện, nâng cao chất lượng các bài viết nghiên cứu khoa học chuyên sâu về chế độ, chính sách Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;
e) Thông tin nghiên cứu lý luận, phản biện đánh giá, trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ quản lý, phổ biến kiến thức về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm y tế trong và ngoài nước. Công bố các kết quả nghiên cứu về lý luận, thực tiễn trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Diễn đàn chuyên sâu, có nhiều thông tin dự báo, góp tiếng nói trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;
g) Thực hiện chế độ báo cáo, thông tin, thống kê, văn thư, lưu trữ theo quy định; tham gia nghiên cứu khoa học; hợp tác quốc tế; đào tạo, bồi dưỡng; thi đua, khen thưởng theo chức năng, nhiệm vụ của phòng;
h) Quản lý viên chức, người lao động và tài sản thuộc đơn vị theo quy định;
i) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Biên tập giao.
Theo đó, Phòng Thư ký toà soạn trực thuộc Tạp chí Bảo hiểm xã hội có nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định nêu trên.
Phòng Thư ký toà soạn có chức năng giúp Tổng Biên tập Tạp chí Bảo hiểm xã hội thực hiện những việc nào? (Hình từ Internet)
Trưởng Phòng Thư ký toà soạn trực thuộc Tạp chí Bảo hiểm xã hội do ai bổ nhiệm?
Theo Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của Tạp chí Bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1228/QĐ-BHXH năm 2020 quy định như sau:
Chế độ quản lý, điều hành của các phòng và Đại diện Tạp chí Bảo hiểm xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh
Các phòng và Đại diện Tạp chí Bảo hiểm xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là phòng) do Trưởng phòng và Trưởng Đại diện (sau đây gọi chung là Trưởng phòng) quản lý, điều hành theo chế độ thủ trưởng.
Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Tổng Biên tập và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của phòng. Giúp việc Trưởng phòng có Phó Trưởng phòng; số lượng Phó Trưởng phòng theo quy định lại Nghị định số 47/2019/NĐ-CP ngày 05/6/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2016/NĐ-CP ngày 01/02/2016 quy định về cơ quan thuộc Chính phủ. Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Tổng Biên tập bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động luân chuyển, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật theo tiêu chuẩn chức danh và quy trình do Tổng Giám đốc quy định.
...
Theo quy định nêu trên thì Trưởng Phòng Thư ký toà soạn do Tổng Biên tập Tạp chí Bảo hiểm xã hội bổ nhiệm theo tiêu chuẩn chức danh và quy trình do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?