Phòng thủ dân sự được thực hiện với phương châm gì? Việc xác định cấp độ phòng thủ dân sự có dựa trên điều kiện tự nhiên không?
Phòng thủ dân sự được thực hiện với phương châm gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Phòng thủ dân sự 2023 như sau:
Nguyên tắc hoạt động phòng thủ dân sự
...
4. Phòng thủ dân sự phải chuẩn bị từ sớm, từ xa, phòng là chính; thực hiện phương châm bốn tại chỗ kết hợp với chi viện, hỗ trợ của trung ương, địa phương khác và cộng đồng quốc tế; chủ động đánh giá nguy cơ xảy ra sự cơ, thảm họa, xác định cấp độ phòng thủ dân sự và áp dụng các biện pháp phòng thủ dân sự phù hợp để ứng phó, khắc phục kịp thời hậu quả chiến tranh, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, ổn định đời sống Nhân dân.
5. Kết hợp phòng thủ dân sự với bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của Nhân dân, bảo vệ môi trường, hộ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.
...
Theo đó, phòng thủ dân sự được thực hiện với phương châm bốn tại chỗ kết hợp với chi viện, hỗ trợ của trung ương, địa phương khác và cộng đồng quốc tế.
Phòng thủ dân sự được thực hiện với phương châm gì? Việc xác định cấp độ phòng thủ dân sự có dựa trên điều kiện tự nhiên không? (Hình từ Internet)
Việc xác định cấp độ phòng thủ dân sự có dựa trên điều kiện tự nhiên không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định như sau:
Cấp độ phòng thủ dân sự
1. Cấp độ phòng thủ dân sự là sự phân định mức độ áp dụng các biện pháp của các cấp chính quyền trong phạm vi quản lý để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, làm cơ sở xác định trách nhiệm, biện pháp, nguồn lực của các cấp chính quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng thủ dân sự.
2. Căn cứ xác định cấp độ phòng thủ dân sự bao gồm:
a) Phạm vi ảnh hưởng, khả năng lan rộng và hậu quả có thể xảy ra của sự cố, thảm họa;
b) Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội, dân cư, đặc điểm tình hình quốc phòng, an ninh của địa bàn chịu ảnh hưởng của sự cố, thảm họa;
c) Diễn biến, mức độ gây thiệt hại và thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ra;
d) Khả năng ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa của chính quyền địa phương và lực lượng phòng thủ dân sự.
...
Như vậy, điều kiện tự nhiên là một trong những căn cứ để xác định cấp độ phòng thủ dân sự.
Ngoài ra, căn cứ xác định cấp độ phòng thủ dân sự cũng được dựa trên những yếu tố khác như vị trí địa lý, xã hội, dân cư, đặc điểm tình hình quốc phòng, an ninh của địa bàn chịu ảnh hưởng của sự cố, thảm họa,...
Lưu ý: Theo khoản 3 Điều 7 Luật Phòng thủ dân sự 2023 thì có 03 cấp độ phòng thủ dân sự, cụ thể như sau:
(1) Phòng thủ dân sự cấp độ 1: Được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trọng phạm vi địa bàn cấp huyện, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của lực lượng chuyên trách và chính quyền địa phương cấp xã;
(2) Phòng thủ dân sự cấp độ 2: Được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp huyện;
(3) Phòng thủ dân sự cấp độ 3: Được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trên địa bàn một hoặc một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
Việc hợp tác quốc tế trong phòng thủ dân sự phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Phòng thủ dân sự 2023 thì việc hợp tác quốc tế trong phòng thủ dân sự phải đảm bảo nguyên tắc sau đây:
- Bảo đảm tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan;
- Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức quốc tế hợp tác trong phòng thủ dân sự;
- Mở rộng, phát triển đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ; phối hợp tìm kiếm, cứu nạn; đầu tư, xây dựng công trình phòng thủ dân sự.
Trong đó, nội dung hợp tác quốc tế trong phòng thủ dân sự bao gồm:
- Trao đổi thông tin, dự báo, cảnh báo sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh;
- Tìm kiếm, cứu nạn, cứu trợ nhân đạo;
- Hỗ trợ ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh;
- Đào tạo, huấn luyện, diễn tập, đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ, xây dựng công trình phòng thủ dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?