Phòng Theo dõi, kiểm tra sau thanh tra thuộc Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao là phòng số mấy? Phòng đó có chức năng gì?
- Phòng Theo dõi, kiểm tra sau thanh tra là phòng số mấy thuộc Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao?
- Phòng Theo dõi, kiểm tra sau thanh tra thuộc Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có chức năng gì?
- Những việc phát sinh vượt quá thẩm quyền của Trưởng phòng Phòng Theo dõi, kiểm tra sau thanh tra thì xử lý ra sao?
Phòng Theo dõi, kiểm tra sau thanh tra là phòng số mấy thuộc Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 185/QĐ-VKSTC năm 2024 như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên các ngạch và các công chức khác. Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (sau đây viết tắt là Chánh Thanh tra) là Kiểm sát viên cao cấp hoặc tương đương trở lên.
2. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có 06 phòng, gồm:
a) Phòng Tham mưu, tổng hợp (Phòng 1);
b) Phòng Thanh tra công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp (Phòng 2);
c) Phòng Thanh tra công tác hành chính, nội vụ (Phòng 3);
d) Phòng Thanh tra công tác tài chính, đầu tư (Phòng 4);
đ) Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Phòng 5);
e) Phòng Theo dõi, kiểm tra sau thanh tra (Phòng 6).
Việc đổi tên, thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các phòng do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.
3. Biên chế của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thuộc biên chế công chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Như vậy, Phòng Theo dõi, kiểm tra sau thanh tra là phòng số 6 thuộc Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Việc đổi tên, thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể phòng sẽ do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.
Biên chế của Phòng Theo dõi, kiểm tra sau thanh tra thuộc Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thuộc biên chế công chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Phòng Theo dõi, kiểm tra sau thanh tra thuộc Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao là phòng số mấy? Phòng đó có chức năng gì? (Hình từ Internet)
Phòng Theo dõi, kiểm tra sau thanh tra thuộc Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có chức năng gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 185/QĐ-VKSTC năm 2024 thì Phòng Theo dõi, kiểm tra sau thanh tra là phòng số mấy thuộc Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có chức năng giúp Chánh Thanh tra thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
(1) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận thanh tra, quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, các kiến nghị do Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham mưu Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành;
(2) Theo dõi và đề xuất những vấn đề thuộc nhiệm vụ của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham mưu xử lý được báo chí, dư luận xã hội phản ánh;
(3) Hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ xử lý sau thanh tra của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
(4) Theo dõi, xử lý thông tin, tổng hợp kết quả công tác của Thanh tra cấp dưới theo địa bàn được phân công;
(5) Chủ trì xây dựng thông báo rút kinh nghiệm về hoạt động xử lý sau thanh tra;
(6) Xây dựng các báo cáo về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng; phối hợp xây dựng các báo cáo khi có yêu cầu;
(7) Thực hiện nghiên cứu khoa học và các nhiệm vụ khác khi được Chánh Thanh tra giao.
Những việc phát sinh vượt quá thẩm quyền của Trưởng phòng Phòng Theo dõi, kiểm tra sau thanh tra thì xử lý ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 185/QĐ-VKSTC năm 2024 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng phòng
1. Chủ động tổ chức thực hiện công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng; chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao về kết quả, chất lượng, tiến độ thực hiện công việc được giao; thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của ngành Kiểm sát nhân dân và của đơn vị.
2. Những việc phát sinh vượt quá thẩm quyền phải kịp thời báo cáo Phó Chánh Thanh tra phụ trách hoặc Chánh Thanh tra cho ý kiến chỉ đạo để giải quyết; không tự ý chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của phòng mình sang phòng khác hoặc lên lãnh đạo Thanh tra; không tự ý giải quyết công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của phòng khác.
3. Chủ động phối hợp với các Trưởng phòng khác để xử lý những vấn đề có liên quan đến những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng và thực hiện nhiệm vụ chung của đơn vị.
...
Theo đó, trong quá trình quản lý Phòng Theo dõi, kiểm tra sau thanh tra nếu xuất hiện những việc phát sinh vượt quá thẩm quyền thì Trưởng phòng phải kịp thời báo cáo Phó Chánh Thanh tra phụ trách hoặc Chánh Thanh tra cho ý kiến chỉ đạo để giải quyết.
Lưu ý: Không được tự ý chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của phòng mình sang phòng khác hoặc lên lãnh đạo Thanh tra; không tự ý giải quyết công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của phòng khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?