Phòng Thanh tra đóng bảo hiểm xã hội bảo hiểm thất nghiệp có phải là đơn vị trực thuộc Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam hay không?
- Phòng Thanh tra đóng bảo hiểm xã hội bảo hiểm thất nghiệp có phải là đơn vị trực thuộc Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam hay không?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Thanh tra đóng bảo hiểm xã hội bảo hiểm thất nghiệp được quy định như thế nào?
- Trưởng phòng phòng Thanh tra đóng bảo hiểm xã hội bảo hiểm thất nghiệp có được ủy quyền cho người khác giải quyết công việc không?
Phòng Thanh tra đóng bảo hiểm xã hội bảo hiểm thất nghiệp có phải là đơn vị trực thuộc Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 316/QĐ-BHXH năm 2024 như sau:
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Thanh tra đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (gọi tắt là Phòng 3)
1. Vị trí và chức năng
Phòng 3 là đơn vị trực thuộc Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam có chức năng tham mưu, giúp Chánh Thanh tra: quản lý công tác thanh tra, thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và thực hiện nhiệm vụ liên quan xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
...
Như vậy, phòng Thanh tra đóng bảo hiểm xã hội bảo hiểm thất nghiệp là một trong những đơn vị trực thuộc Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Phòng Thanh tra đóng bảo hiểm xã hội bảo hiểm thất nghiệp có phải là đơn vị trực thuộc Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam hay không? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Thanh tra đóng bảo hiểm xã hội bảo hiểm thất nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 316/QĐ-BHXH năm 2024 thì phòng Thanh tra đóng bảo hiểm xã hội bảo hiểm thất nghiệp có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
(1) Tham mưu, giúp Chánh Thanh tra:
- Thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; xử phạt vi phạm hành chính về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Chỉ đạo công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm phát hiện qua thanh tra;
- Gửi văn bản kiến nghị khởi tố đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối với hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế phát hiện qua thanh tra, kiểm tra;
- Thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh đối với vụ việc do Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam kết luận khi cần thiết;
- Giải quyết kiến nghị về nội dung trong kết luận thanh tra của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung trong kết luận thanh tra theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
(2) Báo cáo kết quả công tác thanh tra đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; báo cáo kết quả công tác xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; chịu trách nhiệm về dữ liệu phần mềm nghiệp vụ được phân công, phân cấp quản lý, khai thác, sử dụng.
(3) Tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất.
(4) Thực hiện các nhiệm vụ: nghiên cứu khoa học; cải cách hành chính; thi đua, khen thưởng; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN; tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; hợp tác quốc tế; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
(5) Phối hợp với các phòng thuộc Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
(6) Quản lý thanh tra viên, viên chức, lao động hợp đồng và tài sản của phòng theo quy định.
(7) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh Thanh tra giao.
Trưởng phòng phòng Thanh tra đóng bảo hiểm xã hội bảo hiểm thất nghiệp có được ủy quyền cho người khác giải quyết công việc không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Quyết định 316/QĐ-BHXH năm 2024 như sau:
Trách nhiệm của Trưởng phòng
...
2. Giúp Chánh Thanh tra phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Ngành có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Trưởng phòng phân công hoặc ủy quyền cho Phó Trưởng phòng giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Trưởng phòng. Phó Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao. Trưởng phòng phải chịu trách nhiệm về quyết định của Phó Trưởng phòng được phân công hoặc ủy quyền giải quyết.
4. Trưởng phòng trực tiếp quản lý và phân công nhiệm vụ đối với viên chức thuộc phòng; đôn đốc, kiểm tra viên chức thực hiện Quy chế làm việc và nội quy, quy chế của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
5. Tổ chức thực hiện cải cách hành chính trong hoạt động của phòng; bảo đảm chế độ thông tin, báo cáo của phòng theo quy định.
6. Quyết định các công việc thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý của phòng; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hiện tượng tiêu cực khác trong phòng; chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra và trước Tổng Giám đốc khi để xảy ra hành vi vi phạm.
...
Theo đó, Trưởng phòng phòng Thanh tra đóng bảo hiểm xã hội bảo hiểm thất nghiệp chỉ được ủy quyền cho Phó Trưởng phòng giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của mình.
Lưu ý: Trưởng phòng sẽ phải chịu trách nhiệm về những quyết định của Phó Trưởng phòng được ủy quyền giải quyết thay cho mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 178 quy định Chế độ về hưu trước tuổi mới nhất được hưởng những gì?
- Mức nộp thuế môn bài 2025 hộ kinh doanh là bao nhiêu? Hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài khi nào?
- Thời gian hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 theo Thông tư 01 2025 của Bộ Nội vụ tính từ ngày nào? Cách tính ra sao?
- Năm 2025, sẽ tra cứu tình trạng hôn nhân khi đăng ký khai sinh cho con? Làm giấy khai sinh cho con ở đâu?
- Mẫu Hồ sơ đề nghị thưởng đột xuất theo Quyết định 786 của Bộ Nội vụ? Tải về các biểu mẫu trong hồ sơ?