Phòng Phóng viên trực thuộc Báo Bảo hiểm xã hội có chức năng gì? Có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Phòng Phóng viên trực thuộc Báo Bảo hiểm xã hội có chức năng gì?
Theo khoản 1 Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động của Báo Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 1050/QĐ-BHXH năm 2016 quy định như sau:
Phòng Phóng viên
1. Chức năng
Phòng Phóng viên là đơn vị trực thuộc Báo, có chức năng giúp Tổng Biên tập quản lý, biên tập nội dung và xuất bản Báo in, quản lý đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử Báo Bảo hiểm xã hội.
...
Theo quy định Phòng Phóng viên là đơn vị trực thuộc Báo Bảo hiểm xã hội, có chức năng giúp Tổng Biên tập quản lý, biên tập nội dung và xuất bản Báo in, quản lý đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử Báo Bảo hiểm xã hội.
Phòng Phóng viên trực thuộc Báo Bảo hiểm xã hội có chức năng gì? Có những nhiệm vụ và quyền hạn nào? (Hình từ Internet)
Phòng Phóng viên trực thuộc Báo Bảo hiểm xã hội có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Theo khoản 2 Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động của Báo Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 1050/QĐ-BHXH năm 2016 quy định như sau:
Phòng Phóng viên
...
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Chủ trì, phối hợp với các phòng thuộc Báo xây dựng nội dung thông tin trên Báo in và Trang thông tin điện tử của Báo theo kế hoạch năm, quý, tháng và từng số báo trình Tổng Biên tập duyệt;
2. Giúp Tổng Biên tập đôn đốc việc tổ chức thực hiện, quản lý, đăng tải thông tin về những nội dung đã xuất bản trên Báo Bảo hiểm xã hội bản in; tổng hợp thông tin về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm xã hội và các hoạt động phổ biến kinh nghiệm, các điển hình tiên tiến trong công tác bảo hiểm xã hội trên Trang thông tin điện tử Báo Bảo hiểm xã hội;
3. Quản lý, phân công phóng viên thuộc phòng thực hiện nhiệm vụ được giao;
4. Biên tập tin, bài, tranh, ảnh của phóng viên, cộng tác viên;
5. Tiếp bạn đọc, nhận thư bạn đọc, nhận điện thoại qua đường dây nóng và phối hợp với các đơn vị liên quan làm rõ những vấn đề bạn đọc phản ánh để thông tin trên Báo hoặc trả lời trực tiếp bạn đọc về các vấn đề liên quan trên Trang thông tin điện tử của Báo Bảo hiểm xã hội;
6. Tổ chức theo dõi mạng lưới cộng tác viên, thông tin viên của Báo in và Trang thông tin điện tử của Báo ở khu vực phía Bắc từ tỉnh Thừa Thiên - Huế trở ra;
7. Phối hợp với Phòng Thư ký Tòa soạn, Phòng Hành chính - Trị sự, Đại diện Báo Bảo hiểm xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh, cộng tác viên các tỉnh, thành phố để thực hiện nhiệm vụ Tổng Biên tập giao;
8. Đề xuất nhuận bút từng số, khen thưởng đột xuất đối với tin bài hay; đề xuất các chính sách đãi ngộ, định mức tin, bài; đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với phóng viên, cộng tác viên, đề xuất chọn các tin, bài, ảnh đăng tải trên Báo in và Trang thông tin điện tử của Báo tham gia dự thi các giải báo chí trong nước, quốc tế;
9. Quản lý viên chức, phóng viên, biên tập viên và tài sản của đơn vị.
Theo đó, Phòng Phóng viên trực thuộc Báo Bảo hiểm xã hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Chủ trì, phối hợp với các phòng thuộc Báo xây dựng nội dung thông tin trên Báo in và Trang thông tin điện tử của Báo theo kế hoạch năm, quý, tháng và từng số báo trình Tổng Biên tập duyệt;
- Giúp Tổng Biên tập đôn đốc việc tổ chức thực hiện, quản lý, đăng tải thông tin về những nội dung đã xuất bản trên Báo Bảo hiểm xã hội bản in;
- Tổng hợp thông tin về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm xã hội và các hoạt động phổ biến kinh nghiệm, các điển hình tiên tiến trong công tác bảo hiểm xã hội trên Trang thông tin điện tử Báo Bảo hiểm xã hội;
- Quản lý, phân công phóng viên thuộc phòng thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Biên tập tin, bài, tranh, ảnh của phóng viên, cộng tác viên;
- Tiếp bạn đọc, nhận thư bạn đọc, nhận điện thoại qua đường dây nóng và phối hợp với các đơn vị liên quan làm rõ những vấn đề bạn đọc phản ánh để thông tin trên Báo hoặc trả lời trực tiếp bạn đọc về các vấn đề liên quan trên Trang thông tin điện tử của Báo Bảo hiểm xã hội;
- Tổ chức theo dõi mạng lưới cộng tác viên, thông tin viên của Báo in và Trang thông tin điện tử của Báo ở khu vực phía Bắc từ tỉnh Thừa Thiên - Huế trở ra;
- Phối hợp với Phòng Thư ký Tòa soạn, Phòng Hành chính - Trị sự, Đại diện Báo Bảo hiểm xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh, cộng tác viên các tỉnh, thành phố để thực hiện nhiệm vụ Tổng Biên tập giao;
- Đề xuất nhuận bút từng số, khen thưởng đột xuất đối với tin bài hay;
- Đề xuất các chính sách đãi ngộ, định mức tin, bài; đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với phóng viên, cộng tác viên, đề xuất chọn các tin, bài, ảnh đăng tải trên Báo in và Trang thông tin điện tử của Báo tham gia dự thi các giải báo chí trong nước, quốc tế;
- Quản lý viên chức, phóng viên, biên tập viên và tài sản của đơn vị.
Mối quan hệ công tác giữa Phòng Phóng viên trực thuộc Báo Bảo hiểm xã hội với các phòng khác như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 14 Quy chế tổ chức và hoạt động của Báo Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 1050/QĐ-BHXH năm 2016 quy định như sau:
Mối quan hệ công tác và lề lối làm việc
1. Quan hệ giữa các phòng: Ngoài nhiệm vụ chuyên môn của phòng, các phòng cần có sự liên hệ, hợp tác chặt chẽ với nhau. Khi cần thiết, các phòng cùng phối hợp làm việc theo sự bố trí, chỉ đạo của Tổng Biên tập.
...
Theo quy định ngoài nhiệm vụ chuyên môn của phòng, Phòng Phóng viên với các phòng khác cần có sự liên hệ, hợp tác chặt chẽ với nhau. Khi cần thiết, các phòng cùng phối hợp làm việc theo sự bố trí, chỉ đạo của Tổng Biên tập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?