Phòng Kinh Tế và Hạ tầng có được thẩm định công trình tư nhân thuộc quyền quản lý của UBND cấp huyện không?
Phòng Kinh Tế và Hạ tầng có được thẩm định công trình tư nhân thuộc quyền quản lý của UBND cấp huyện không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 07/2015/TTLT-BXD-BNV quy định vị trí và chức năng của phòng Kinh tế và Hạ tầng như sau:
"Điều 5. Vị trí và chức năng
[...] 2. Phòng Kinh tế và Hạ tầng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: Cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
(Việc thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực khác như: Công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; giao thông; khoa học và công nghệ của Phòng Kinh tế và Hạ tầng do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Bộ Nội vụ hướng dẫn).
3. Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế và Hạ tầng có con dấu, có tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Xây dựng của Sở Xây dựng và Sở Quy hoạch - Kiến trúc (tại các thành phố có Sở Quy hoạch - Kiến trúc)."
Theo quy định trên, thì Phòng Kinh tế và Hạ tầng là cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND huyện quản lý thẩm định các công trình do UBND huyện giao (bao gồm cả các công trình tư nhân thuộc quyền quản lý UBND huyện).
Do đó, Phòng Kinh Tế và Hạ tầng sẽ được quyền thẩm định công trình tư nhân thuộc quyền quản lý của UBND cấp huyện.
Phòng Kinh tế và Hạ tầng (Hình từ Internet)
Tổ chức và biên chế của Phòng Kinh tế và Hạ tầng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư liên tịch 07/2015/TTLT-BXD-BNV quy định về tổ chức và biên chế như sau:
"Điều 7. Tổ chức và biên chế
1. Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế và Hạ tầng có Trưởng phòng, không quá 03 Phó trưởng phòng và các công chức khác.
a) Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Phòng;
b) Các Phó trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được Trưởng phòng phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt, một Phó trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng;
c) Trong số các lãnh đạo Phòng (Trưởng phòng và các Phó trưởng phòng) phải có ít nhất 01 người được phân công chuyên trách quản lý, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước ngành Xây dựng;
d) Việc bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ do Sở Xây dựng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành; việc miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với Trưởng phòng, Phó trưởng phòng thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Biên chế công chức của Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế và Hạ tầng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trong tổng biên chế công chức của huyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt."
Như vậy, Phòng Kinh tế và Hạ tầng sẽ bao gồm có Trưởng phòng, không quá 03 Phó trưởng phòng và các công chức khác.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện do ai quy định?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch 07/2015/TTLT-BXD-BNV quy định như sau:
"Điều 8. Trách nhiệm thi hành
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Chỉ đạo việc kiện toàn hệ thống tổ chức ngành Xây dựng trên địa bàn;
b) Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc (tại các thành phố có Sở Quy hoạch - Kiến trúc) theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch này và văn bản pháp luật có liên quan; hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện;
c) Bố trí biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc; của Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế và Hạ tầng theo vị trí việc làm;
d) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, biên chế của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quản lý nhà nước về xây dựng. [...]"
Như vậy chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện do UBND cấp huyện quy định và được UBND cấp tỉnh hướng dẫn thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?