Phòng không nhân dân là gì? Ban chỉ đạo phòng không nhân dân được tổ chức như thế nào? Thẩm quyền thành lập Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp được quy định như thế nào?
Phòng không nhân dân là gì? Ban chỉ đạo phòng không nhân dân được tổ chức như thế nào?
Căn cứ vào Điều 2 Nghị định 74/2015/NĐ-CP quy định về vị trí, chức năng của phòng không nhân dân như sau:
Vị trí, chức năng của phòng không nhân dân
Phòng không nhân dân là một nội dung quan trọng của công tác quốc phòng, quân sự; được xây dựng, hoạt động trong khu vực phòng thủ, là một bộ phận của thế trận quốc phòng toàn dân trên mặt trận đối không nhằm thực hiện phòng, tránh, đánh trả và khắc phục hậu quả các hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch; bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của Nhân dân, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Như vậy, phòng không nhân dân là một nội dung quan trọng của công tác quốc phòng, quân sự; được xây dựng, hoạt động trong khu vực phòng thủ, là một bộ phận của thế trận quốc phòng toàn dân trên mặt trận đối không nhằm thực hiện phòng, tránh, đánh trả và khắc phục hậu quả các hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch;
Nhằm bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của Nhân dân, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Bên cạnh đó, Điều 7 Nghị định 74/2015/NĐ-CP quy định về Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân như sau:
Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân
1. Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân được tổ chức thành lập ở 4 cấp gồm:
- Cấp Trung ương;
- Cấp quân khu;
- Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);
- Cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) thuộc địa bàn trọng điểm phòng không nhân dân.
2. Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân Trung ương gồm:
a) Trưởng Ban Chỉ đạo do một đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ đảm nhiệm;
b) Phó Trưởng ban:
- Phó Trưởng ban Thường trực là đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
- Phó Trưởng ban là một đồng chí Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam và đồng chí Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Chủ nhiệm Phòng không - Không quân toàn quân;
c) Ủy viên Ban Chỉ đạo là một đồng chí Thứ trưởng hoặc tương đương thuộc một số bộ, ban, ngành Trung ương và đồng chí Cục trưởng Cục Phòng không Lục quân thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân.
3. Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp từ Trung ương đến địa phương.
4. Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp do Trưởng Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân cùng cấp quy định. Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân cấp quân khu, cấp tỉnh, cấp huyện trên cơ sở quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân Trung ương.
Như vậy, Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân được tổ chức thành lập ở 4 cấp gồm:
- Cấp Trung ương;
- Cấp quân khu;
- Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);
- Cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) thuộc địa bàn trọng điểm phòng không nhân dân.
Phòng không nhân dân là gì? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền thành lập Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 10 Nghị định 74/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền thành lập, chế độ làm việc, nguyên tắc hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp
1. Thẩm quyền thành lập:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân Trung ương;
b) Tư lệnh quân khu quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân cấp quân khu;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân cùng cấp.
2. Chế độ làm việc: Thành viên Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
3. Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp hoạt động theo quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo cấp mình và theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể, đề cao trách nhiệm của Trưởng ban, Phó Trưởng ban. Ủy viên Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp làm việc theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Như vậy, Thẩm quyền thành lập Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân Trung ương;
b) Tư lệnh quân khu quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân cấp quân khu;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân cùng cấp.
Lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân được tổ chức như thế nào?
Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 74/2015/NĐ-CP quy định về tổ chức lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân như sau:
Tổ chức lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân
1. Lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân gồm:
a) Lực lượng trinh sát, quan sát phát hiện, thông báo, báo động phòng không;
b) Lực lượng ngụy trang, sơ tán, phòng tránh;
c) Lực lượng đánh địch xâm nhập, tiến công đường không;
d) Lực lượng phục vụ chiến đấu, bảo đảm phòng không nhân dân;
đ) Lực lượng khắc phục hậu quả, cứu hỏa, cứu thương, cứu sập.
2. Lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân được tổ chức thành các tổ (đội) từ lực lượng của các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang địa phương và toàn dân tham gia, trong đó lực lượng Dân quân tự vệ và Bộ đội địa phương là nòng cốt thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và các đơn vị liên quan có trách nhiệm thành lập các tổ (đội) chuyên môn phòng không nhân dân theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.
Như vậy, lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân gồm:
+ Lực lượng trinh sát, quan sát phát hiện, thông báo, báo động phòng không;
+ Lực lượng ngụy trang, sơ tán, phòng tránh;
+ Lực lượng đánh địch xâm nhập, tiến công đường không;
+ Lực lượng phục vụ chiến đấu, bảo đảm phòng không nhân dân;
+ Lực lượng khắc phục hậu quả, cứu hỏa, cứu thương, cứu sập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?