Phòng công chứng trực thuộc Sở Tư pháp có phải đơn vị sự nghiệp công lập không? Giải thể Phòng công chứng được thực hiện như thế nào?
Phòng công chứng trực thuộc Sở Tư pháp có phải đơn vị sự nghiệp công lập không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 19 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Phòng công chứng
1. Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
2. Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.
Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
3. Tên gọi của Phòng công chứng bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập.
4. Phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
Theo đó, Phòng công chứng trực thuộc Sở Tư pháp là đơn vị sự nghiệp công lập. Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
Bên cạnh đó, người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Phòng công chứng (Hình từ Internet)
Giải thể Phòng công chứng được thực hiện theo quy trình như thế nào?
Theo quy định tại Điều 21 Luật Công chứng 2014 thì trong trường hợp không cần thiết duy trì Phòng công chứng thì Sở Tư pháp lập đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Nếu không có khả năng chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng thì Sở Tư pháp lập đề án giải thể Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Quy định về giải thể thì mình tham khảo tại Điều 21 Luật này.
Chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng
1. Trong trường hợp không cần thiết duy trì Phòng công chứng thì Sở Tư pháp lập đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Chính phủ quy định chi tiết việc chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng.
2. Trường hợp không có khả năng chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng thì Sở Tư pháp lập đề án giải thể Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Phòng công chứng chỉ được giải thể sau khi thanh toán xong các khoản nợ, làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với người lao động, thực hiện xong các yêu cầu công chứng đã tiếp nhận.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định giải thể Phòng công chứng, Sở Tư pháp phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi có trụ sở của Phòng công chứng trong ba số liên tiếp về việc giải thể Phòng công chứng.
Do Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập nên về quy trình giải thể sẽ thực hiện chung theo quy định tại Nghị định 120/2020/NĐ-CP, cụ thể anh tham khảo từ Điều 16 đến Điều 18.
Về mặt quy định nếu xét là như vậy, tuy nhiên do đây là thủ tục giải thể trên thực tế chứ trong quy định không có văn bản nào hướng dẫn một cách cụ thể thủ tục giải thể văn Phòng công chứng chi tiết cả.
Anh cần liên hệ với Sở Tư pháp để được hướng dẫn cụ thể hơn.
Hồ sơ giải thể Phòng công chứng gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ và trình tự, thủ tục giải quyết việc tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
1. Hồ sơ tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, gồm:
a) Đề án tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Tờ trình tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Dự thảo văn bản của cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Các văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan (nếu có) trong trường hợp giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Việc lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức liên quan; trình tự gửi và tiếp nhận hồ sơ; thẩm định; xử lý hồ sơ và thời hạn giải quyết việc tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện như quy định đối với việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy, hồ sơ giải thể Phòng công chứng gồm những tài liệu sau:
- Đề án giải thể Phòng công chứng;
- Tờ trình giải thể Phòng công chứng;
- Dự thảo văn bản của cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định giải thể Phòng công chứng;
- Các văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?