Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường phải có thời gian công tác tối thiểu bao nhiêu năm? Có trình độ lý luận chính trị như thế nào?
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường thực hiện những nhiệm vụ gì?
Theo khoản 1 Điều 4 quy định tạm thời về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của cơ quan Quản lý thị trường; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm đối với công chức Quản lý thị trường ban hành kèm theo Quyết định 4268/QĐ-BCT năm 2018 như sau:
Tiêu chuẩn chức danh Phó Tổng cục trưởng
1. Vị trí và nhiệm vụ:
a) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường là chức danh lãnh đạo, quản lý và là cấp phó của Tổng cục trưởng, có trách nhiệm giúp Tổng cục trưởng phụ trách, chỉ đạo, quản lý một hoặc một số lĩnh vực công tác của Tổng cục Quản lý thị trường theo sự phân công của Tổng cục trưởng; chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được giao.
b) Tổ chức thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo phân công hoặc ủy quyền của Tổng cục trưởng;
c) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục trong việc thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;
d) Phối hợp với các Phó Tổng cục trưởng khác trong quá trình xử lý, giải quyết công việc, quản lý công chức, viên chức, người lao động và tài sản của Tổng cục;
đ) Tham mưu, đề xuất với Tổng cục trưởng các chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực được phân công phụ trách và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục;
e) Báo cáo, đề xuất với Tổng cục trưởng phương án xử lý các vấn đề phát sinh, vướng mắc vượt quá thẩm quyền giải quyết trong lĩnh vực được phân công phụ trách;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Tổng cục trưởng.
...
Theo đó, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường thực hiện những nhiệm vụ như sau:
- Giúp Tổng cục trưởng phụ trách, chỉ đạo, quản lý một hoặc một số lĩnh vực công tác của Tổng cục Quản lý thị trường theo sự phân công của Tổng cục trưởng; chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được giao.
- Tổ chức thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo phân công hoặc ủy quyền của Tổng cục trưởng;
- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục trong việc thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;
- Phối hợp với các Phó Tổng cục trưởng khác trong quá trình xử lý, giải quyết công việc, quản lý công chức, viên chức, người lao động và tài sản của Tổng cục;
- Tham mưu, đề xuất với Tổng cục trưởng các chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực được phân công phụ trách và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục;
- Báo cáo, đề xuất với Tổng cục trưởng phương án xử lý các vấn đề phát sinh, vướng mắc vượt quá thẩm quyền giải quyết trong lĩnh vực được phân công phụ trách;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Tổng cục trưởng.
Tổng cục Quản lý thị trường (Hình từ Internet)
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường phải có thời gian công tác tối thiểu bao nhiêu năm?
Theo khoản 2 Điều 4 quy định tạm thời về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của cơ quan Quản lý thị trường; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm đối với công chức Quản lý thị trường ban hành kèm theo Quyết định 4268/QĐ-BCT năm 2018 (được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 03/QĐ-BCT năm 2019) như sau:
Tiêu chuẩn chức danh Phó Tổng cục trưởng
...
2. Tiêu chuẩn về năng lực, chuyên môn nghiệp vụ
a) Đã được bổ nhiệm giữ ngạch công chức từ Kiểm soát viên chính thị trường trở lên hoặc ngạch công chức tương đương;
b) Có năng lực chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, kế hoạch phát triển dài hạn, đề án, dự án quan trọng về tổ chức, hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường, chế độ, chính sách đối với công chức Quản lý thị trường trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành;
c) Có năng lực trong chỉ đạo tổ chức và phối hợp các đơn vị trực thuộc Tổng cục, cơ quan chức năng trong thực hiện nhiệm vụ của Tổng cục;
d) Có thời gian công tác trong ngành Công Thương hoặc lĩnh vực liên quan từ 05 năm trở lên.
Theo đó, thời gian công tác trong ngành Công Thương hoặc lĩnh vực liên quan từ 05 năm trở lên là một trong những tiêu chuẩn về năng lực, chuyên môn nghiệp vụ đối với Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường phải có trình độ lý luận chính trị như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 4 quy định tạm thời về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của cơ quan Quản lý thị trường; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm đối với công chức Quản lý thị trường ban hành kèm theo Quyết định 4268/QĐ-BCT năm 2018 (được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 03/QĐ-BCT năm 2019) như sau:
Tiêu chuẩn chức danh Phó Tổng cục trưởng
...
3. Tiêu chuẩn về đào tạo, bồi dưỡng
a) Tốt nghiệp chương trình quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;
b) Có trình độ lý luận chính trị cao cấp;
c) Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam trở lên (theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo);
d) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản (theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông).
Theo đó, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường phải có trình độ lý luận chính trị cao cấp. Đây là một trong những yêu cầu về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với chức danh Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?