Phó giám đốc chi nhánh có được làm kế toán trưởng của chi nhánh không? Tiêu chuẩn để làm kế toán trưởng gồm những gì?
Phó giám đốc chi nhánh có được làm kế toán trưởng của chi nhánh không?
Các chi nhánh của công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 hay Bộ luật Dân sự 2015 thì chỉ là một đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp (DN), không có tư cách pháp nhân; và theo Luật Kế toán 2015 thì chi nhánh KHÔNG phải là đơn vị kế toán (chỉ có chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam thì mới là đơn vị kế toán).
Tại Điều 2 Luật Kế toán 2015 quy định như sau:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp.
2. Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước.
3. Tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước.
4. Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
6. Hộ kinh doanh, tổ hợp tác.
7. Người làm công tác kế toán.
8. Kế toán viên hành nghề; doanh nghiệp và hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
9. Tổ chức nghề nghiệp về kế toán.
10. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến kế toán và hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam."
Theo khoản 4 Điều 3 Luật Kế toán 2015 quy định:
"4. Đơn vị kế toán là cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 2 của Luật này có lập báo cáo tài chính."
Do đó, sẽ không có chức danh "kế toán trưởng" của chi nhánh. Chức danh "kế toán trưởng chi nhánh" nếu có thì đó cũng chỉ là cách gọi của doanh nghiệp (DN) chứ không phải là kế toán trưởng theo quy định.
Phó giám đốc chi nhánh có được làm kế toán trưởng của chi nhánh không?
Kế toán trưởng được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 53 Luật Kế toán 2015 quy định như sau:
"Điều 53. Kế toán trưởng
1. Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán.
2. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ ngoài nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn có nhiệm vụ giúp người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơn vị kế toán.
3. Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; trường hợp có đơn vị kế toán cấp trên thì đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng của đơn vị kế toán cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này và phải thực hiện trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng quy định tại Điều 55 của Luật này."
Theo đó, việc bổ nhiệm như anh nêu thì nó không bị ảnh hưởng bởi quy định cấm trong Luật Kế toán 2015.
Tất nhiên, trong hồ sơ của công ty anh, công ty nên làm rõ "đây là kế toán chi nhánh"/"kế toán trưởng của chi nhánh" và "phó giám đốc chi nhánh" (chứ không phải phó giám đốc công ty) để tách bạch vị trí của người này với những trường hợp bị hạn chế bố trí kế toán trưởng.
Tiêu chuẩn, điều kiện, trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng theo quy định pháp luật
Tại Điều 54 và Điều 55 Luật Kế toán 2015 quy định cụ thể:
* Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng
- Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
+ Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;
+ Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;
+ Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.
- Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán.
* Trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng
- Kế toán trưởng có trách nhiệm sau đây:
+ Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán;
+ Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật này;
+ Lập báo cáo tài chính tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.
- Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
- Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, ngoài các quyền quy định tại khoản 2 Điều này còn có các quyền sau đây:
+ Có ý kiến bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ;
+ Yêu cầu các bộ phận liên quan trong đơn vị kế toán cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liên quan đến công việc kế toán và giám sát tài chính của kế toán trưởng;
+ Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của người ra quyết định;
+ Báo cáo bằng văn bản cho người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán trong đơn vị; trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?