Phó Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội phải có năng lực như thế nào? Phó Cục trưởng phải có trình độ chuyên môn đào tạo như thế nào?
Phó Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội phải có năng lực như thế nào?
Phó Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội phải có năng lực theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo thuộc Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 558/QĐ-TCT năm 2017 như sau:
Tiêu chuẩn Phó Cục trưởng Cục Thuế
1. Vị trí và chức trách
Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là công chức tham gia lãnh đạo Cục Thuế, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thuế và trước pháp luật về phần nhiệm vụ do Cục trưởng phân công; thay mặt Cục trưởng điều hành công việc của Cục Thuế khi được Cục trưởng ủy quyền, giao nhiệm vụ.
2. Năng lực
- Có năng lực tổ chức, thu nhận thông tin, xử lý thông tin và phối hợp, thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về thuế.
- Có năng lực tham mưu, quản lý; năng lực tổng hợp, phân tích, đánh giá, đề xuất sáng kiến, cải tiến, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý thuế.
- Có năng lực thuyết trình, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện pháp luật quản lý thuế.
- Có năng lực tư duy đổi mới phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước.
- Có khả năng đoàn kết, tập hợp quần chúng; được công chức, người lao động trong đơn vị tín nhiệm.
- Có khả năng phối hợp tốt với các cơ quan, đơn vị tại địa phương và các đơn vị thuộc ngành thuế trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Hiểu biết
- Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
- Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ của Cục Thuế, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính.
- Hiểu biết toàn diện về nghiệp vụ, chuyên môn của ngành và hiểu biết sâu về lĩnh vực công tác được phân công đảm nhiệm; có kinh nghiệm tổ chức, quản lý, điều hành.
- Am hiểu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương, của đất nước, của các nước trong khu vực và trên thế giới.
...
Như vậy, theo quy định trên Phó Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội phải có năng lực như sau:
- Có năng lực tổ chức, thu nhận thông tin, xử lý thông tin và phối hợp, thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về thuế.
- Có năng lực tham mưu, quản lý; năng lực tổng hợp, phân tích, đánh giá, đề xuất sáng kiến, cải tiến, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý thuế.
- Có năng lực thuyết trình, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện pháp luật quản lý thuế.
- Có năng lực tư duy đổi mới phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước.
- Có khả năng đoàn kết, tập hợp quần chúng; được công chức, người lao động trong đơn vị tín nhiệm.
- Có khả năng phối hợp tốt với các cơ quan, đơn vị tại địa phương và các đơn vị thuộc ngành thuế trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.
Phó Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội phải có năng lực như thế nào? (Hinh từ Internet)
Cục Thuế Hà Nội có tối đa bao nhiêu Phó Cục trưởng?
Cục Thuế Hà Nội có tối đa bao nhiêu Phó Cục trưởng, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 1836/QĐ-BTC năm 2018 như sau:
Lãnh đạo Cục Thuế
1. Cục Thuế có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng.
Cục trưởng Cục Thuế chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Thuế trên địa bàn.
Phó Cục trưởng Cục Thuế chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cục trưởng, Phó Cục trưởng và các chức danh lãnh đạo khác của Cục Thuế thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Như vậy, theo quy định trên Cục Thuế Hà Nội có tối đa không quá 03 Phó Cục trưởng.
Phó Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội phải có trình độ chuyên môn đào tạo như thế nào?
Phó Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội phải có trình độ chuyên môn đào tạo theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 7 Tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo thuộc Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 558/QĐ-TCT năm 2017 như sau:
Tiêu chuẩn Phó Cục trưởng Cục Thuế
…
4. Trình độ
a) Trình độ chuyên môn đào tạo
- Tiêu chuẩn chung: Có bằng tốt nghiệp đại học của ngành thuộc khối kinh tế, ngành luật kinh tế trở lên; nếu dưới 45 tuổi phải có bằng đại học hệ chính quy hoặc có bằng thạc sỹ, tiến sỹ của ngành thuộc khối kinh tế hoặc ngành luật kinh tế. Trường hợp công chức dưới 45 tuổi có bằng đại học hệ chính quy hoặc bằng thạc sỹ, tiến sỹ không của ngành thuộc khối kinh tế hoặc ngành luật kinh tế thì phải có thêm văn bằng của ngành thuộc khối kinh tế hoặc ngành luật kinh tế ở cấp bậc đại học.
- Một số trường hợp cụ thể, đặc biệt :
+ Phó Cục trưởng Cục Thuế TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh phải có bằng đại học hệ chính quy hoặc có bằng thạc sỹ, tiến sỹ của ngành thuộc khối kinh tế hoặc ngành luật kinh tế. Trường hợp công chức có bằng đại học hệ chính quy hoặc bằng thạc sỹ, tiến sỹ của ngành không thuộc khối kinh tế hoặc ngành luật kinh tế thì phải có thêm văn bằng của ngành thuộc khối kinh tế hoặc ngành luật kinh tế ở cấp bậc đại học.
+ Ở các địa phương miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trường hợp nếu không đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn đào tạo như quy định chung nêu trên nhưng có năng lực nổi trội trong thực tiễn, được công chức trong đơn vị tín nhiệm cao thì có thể quan tâm, xem xét từng trường hợp cụ thể vận dụng một cách thích hợp để bổ nhiệm đối với công chức có trình độ tốt nghiệp đại học của ngành thuộc khối kinh tế hoặc ngành luật kinh tế.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Phó Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội phải có bằng đại học hệ chính quy hoặc có bằng thạc sỹ, tiến sỹ của ngành thuộc khối kinh tế hoặc ngành luật kinh tế.
Trường hợp công chức có bằng đại học hệ chính quy hoặc bằng thạc sỹ, tiến sỹ của ngành không thuộc khối kinh tế hoặc ngành luật kinh tế thì phải có thêm văn bằng của ngành thuộc khối kinh tế hoặc ngành luật kinh tế ở cấp bậc đại học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?