Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện có nhiệm vụ phải báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân có thẩm quyền không?
Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 44 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương như sau:
“Điều 44. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
1. Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật.
2. Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có quyền và nhiệm vụ: Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật, giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.
Chánh án và Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Căn cứ khoản 1 Điều 47 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân như sau:
“Điều 47. Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
1. Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
[...]”
Căn cứ khoản 1 Điều 48 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về nhiệm kỳ của Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện như sau:
“Điều 48. Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
1. Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Nhiệm kỳ của Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
[...]”
Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên thì Chánh án và Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương đều có nhiệm kỳ là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện
Chánh án và Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 47 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân huyện như sau:
“Điều 47. Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
[...]
2. Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;
b) Báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân có thẩm quyền theo luật định và Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng; giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.”
Căn cứ theo khoản 2 Điều 48 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện như sau:
“Điều 48. Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
[...]
2. Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng.”
Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên thì Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có nhiệm vụ phải báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân có thẩm quyền theo luật định và Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trường hợp Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.
Theo đó, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện có thể được Chánh án Tòa án nhân dân giao nhiệm vụ hoặc được ủy nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân có thẩm quyền theo luật định và Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.





Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau sáp nhập xã: Tiêu chuẩn của công chức Văn phòng thống kê cấp xã? Nhiệm vụ của công chức Văn phòng thống kê cấp xã?
- Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về một cảnh vật em yêu thích? Nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?
- Viết đoạn văn tả mẹ đang nấu cơm lớp 5 ngắn gọn? Văn tả mẹ đang nấu cơm ngắn gọn nhất? Đánh giá học sinh lớp 5 qua những phương pháp nào?
- Đề xuất chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA là gì? Chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA không hoàn lại có phải lập đề xuất không?
- Mối quan hệ công tác của cơ quan thanh tra Công an nhân dân được quy định như thế nào theo Nghị định 164?