Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do ai có thẩm quyền bổ nhiệm? Có nhiệm kỳ là bao nhiêu năm?
Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do ai có thẩm quyền bổ nhiệm? Có nhiệm kỳ là bao nhiêu năm?
Theo khoản 1 Điều 36 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao như sau:
Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao
1. Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Nhiệm kỳ của Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
2. Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng.
Theo quy định thì Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm.
Nhiệm kỳ của Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Trách nhiệm của Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao được quy định thế nào?
Theo khoản 2 Điều 36 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao như sau:
Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao
1. Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Nhiệm kỳ của Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
2. Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng.
Theo quy định Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án.
Khi Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.
Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do ai có thẩm quyền bổ nhiệm? Có nhiệm kỳ là bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có các nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Theo khoản 2 Điều 35 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao như sau:
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao
1. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;
b) Chủ tọa phiên họp của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao;
c) Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ theo quy định của luật tố tụng;
d) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ trong Tòa án nhân dân cấp cao, trừ Thẩm phán, Phó Chánh án;
đ) Báo cáo công tác của Tòa án nhân dân cấp cao với Tòa án nhân dân tối cao;
e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng; giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định nêu trên thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;
- Chủ tọa phiên họp của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao;
- Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ theo quy định của luật tố tụng;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ trong Tòa án nhân dân cấp cao, trừ Thẩm phán, Phó Chánh án;
- Báo cáo công tác của Tòa án nhân dân cấp cao với Tòa án nhân dân tối cao;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng; giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty tài chính chuyên ngành được mua bán chứng chỉ tiền gửi khi nào? Tổ chức tín dụng chỉ được mua chứng chỉ tiền gửi thế nào?
- Chuỗi sự kiện diễn ra trước ngày lễ 30 4 trong hoạt động Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?
- Xe gắn máy có được đỗ xe trên đường dành riêng cho xe buýt không? Xe gắn máy đỗ xe nơi có biển cấm dừng cấm đỗ bị phạt bao nhiêu tiền?
- Dự đoán kết quả ngày 16 tháng 4 năm 2025 tốt hay xấu? Giờ hoàng đạo ngày 16 4 2025 tài lộc? Xem ngày tốt xấu ngày 16 4 2025?
- Thành viên Chính phủ có được vắng mặt trong phiên họp của Chính phủ không? Phiên họp được tiến hành khi có bao nhiêu thành viên tham dự?