Phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm chỉ có chữ ký của một trong các bên tham gia thì có hợp pháp không?
Các biện pháp bảo đảm nào phải đăng ký?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 99/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 15/01/2023) quy định về các trường hợp đăng ký như sau:
Các trường hợp đăng ký
1. Các trường hợp đăng ký bao gồm:
a) Đăng ký thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lưu quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan;
b) Đăng ký theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, trừ cầm giữ tài sản;
c) Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm hoặc trong trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận;
d) Đăng ký thay đổi nội dung đã được đăng ký (sau đây gọi là đăng ký thay đổi); xóa đăng ký nội dung đã được đăng ký (sau đây gọi là xóa đăng ký) đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
2. Việc đăng ký được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký quy định tại Điều 10 Nghị định này.
Như vậy, các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm bao gồm:
- Đăng ký thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lưu quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan;
- Đăng ký theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, trừ cầm giữ tài sản;
- Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm hoặc trong trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận;
- Đăng ký thay đổi nội dung đã được đăng ký (sau đây gọi là đăng ký thay đổi); xóa đăng ký nội dung đã được đăng ký (sau đây gọi là xóa đăng ký) đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
Trước đây, tại theo Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực ngày 15/01/2023) quy định về các trường hợp đăng ký như sau:
Các trường hợp đăng ký
1. Các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:
a) Thế chấp quyền sử dụng đất;
b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
c) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
d) Thế chấp tàu biển.
2. Các biện pháp bảo đảm sau đây được đăng ký khi có yêu cầu:
a) Thế chấp tài sản là động sản khác;
b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
c) Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.
Biện pháp bảo đảm
Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 99/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 15/01/2023) quy định như sau:
Hiệu lực của đăng ký
1. Hiệu lực của đăng ký được xác định như sau:
a) Thời điểm có hiệu lực của đăng ký đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào Sổ địa chính; đối với tài sản gắn liền với đất quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 25 Nghị định này là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; đối với tàu bay là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam; đối với tàu biển là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam; đối với động sản không phải là tàu bay, tàu biển, chứng khoán đã đăng ký tập trung hoặc đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 44 Nghị định này là thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu.
Thời điểm có hiệu lực của đăng ký đối với quyền sử dụng khu vực biển, tài sản gắn liền với khu vực biển là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu theo quy định của pháp luật về khai thác, sử dụng tài nguyên biển;
b) Thời hạn có hiệu lực của đăng ký được tính từ thời điểm có hiệu lực của đăng ký đến thời điểm xóa đăng ký.
Thời hạn có hiệu lực của đăng ký là căn cứ để xác định thời hạn có hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba theo quy định của Bộ luật Dân sự, trừ trường hợp xác định hiệu lực đối kháng không chấm dứt quy định tại khoản 2 Điều này và trường hợp đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Việc đăng ký thay đổi không làm thay đổi thời điểm có hiệu lực hoặc không làm chấm dứt hiệu lực của đăng ký, trừ trường hợp bổ sung tài sản bảo đảm hoặc bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm hoặc thay đổi thông tin hoặc chỉnh lý thông tin có sai sót do lỗi của người yêu cầu đăng ký về số khung của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, thông tin khác quy định tại các khoản 3, 4, 7 và 8 Điều 45 Nghị định này thì thời điểm có hiệu lực đối với phần nội dung được thay đổi là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung thay đổi vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu.
Trường hợp đăng ký thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm do chuyển giao một phần quyền đòi nợ, chuyển giao một phần nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định này thì không làm thay đổi hoặc không làm chấm dứt hiệu lực của đăng ký đối với nội dung đã được đăng ký thuộc phần quyền đòi nợ, phần nghĩa vụ mà các bên không có thỏa thuận về việc chuyển giao;
d) Trường hợp xóa đăng ký thì hiệu lực của đăng ký chấm dứt kể từ thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung được xóa vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu;
đ) Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc đăng ký đối với nghĩa vụ tiếp theo không làm thay đổi hoặc không làm chấm dứt hiệu lực của đăng ký đối với nghĩa vụ đã được đăng ký trước đó;
e) Trường hợp hủy đăng ký thì việc đăng ký không có hiệu lực. Trường hợp một phần nội dung đã được đăng ký bị hủy thì không làm thay đổi hoặc không làm chấm dứt hiệu lực của đăng ký đối với phần nội dung khác đã được đăng ký.
Trường hợp việc đăng ký đã bị hủy nhưng sau đó được khôi phục theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định này thì thời điểm có hiệu lực và thời hạn có hiệu lực của đăng ký trước khi bị hủy không thay đổi hoặc không chấm dứt.
...
Trước đây, tại Điều 5 Nghị định 102/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực ngày 15/01/2023) quy định về thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:
Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm
1. Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký.
Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
2. Trường hợp đăng ký thay đổi do bổ sung tài sản bảo đảm mà các bên không ký kết hợp đồng bảo đảm mới hoặc do bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm và tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo đảm các bên không có thỏa thuận về việc bảo đảm cho các nghĩa vụ phát sinh trong tương lai, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tài sản bổ sung hoặc nghĩa vụ bổ sung là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký thay đổi vào sổ đăng ký hoặc cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
3. Các trường hợp đăng ký sau đây không làm thay đổi thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm:
a) Trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai hoặc chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở do nhà ở hình thành trong tương lai đã được hình thành theo quy định của Luật nhà ở, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở;
b) Các trường hợp đăng ký thay đổi quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 18 của Nghị định này.
Phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm chỉ có chữ ký của một trong các bên tham gia thì có hợp pháp không?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 11 Thông tư 08/2018/TT-BTP được sửa đổi bởi điểm a khoản 8 Điều 1 Thông tư 06/2020/TT-BTP quy định về ký phiếu yêu cầu đăng ký như sau:
"1. Phiếu yêu cầu đăng ký phải có đầy đủ chữ ký, con dấu (nếu có) của pháp nhân, cá nhân là các bên tham gia biện pháp bảo đảm, hợp đồng hoặc người được pháp nhân, cá nhân đó ủy quyền, trừ các trường hợp nêu tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Phiếu yêu cầu đăng ký chỉ cần chữ ký, con dấu (nếu có) của một trong các bên tham gia biện pháp bảo đảm, hợp đồng hoặc người được một trong các bên này uỷ quyền trong các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp một trong các bên tham gia biện pháp bảo đảm, hợp đồng không ký vào Phiếu yêu cầu đăng ký thì người yêu cầu đăng ký gửi Phiếu yêu cầu đăng ký kèm theo bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp đồng bảo đảm, hợp đồng để Trung tâm Đăng ký sao lưu, đối chiếu (01 bản). Trường hợp Phiếu yêu cầu đăng ký được gửi qua thư điện tử thì người yêu cầu đăng ký gửi đính kèm bản quét (scan) từ bản gốc Phiếu yêu cầu đăng ký và các tài liệu kèm theo, bản quét (scan) sử dụng định dạng tệp dữ liệu theo chuẩn kỹ thuật (PDF);
b) Truờng hợp yêu cầu đăng ký thay đổi về bên nhận bảo đảm hoặc rút bớt tài sản bảo đảm, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, xóa đăng ký biện pháp bảo đảm thì Phiếu yêu cầu đăng ký chỉ cần chữ ký, con dấu (nếu có) của bên nhận bảo đảm hoặc người được bên nhận bảo đảm ủy quyền yêu cầu đăng ký;
c) Trường hợp xóa đăng ký, đăng ký thay đổi rút bớt tài sản bảo đảm mà có nhiều bên nhận bảo đảm nhưng Phiếu yêu cầu đăng ký chỉ có một trong các bên nhận bảo đảm ký thì phải gửi kèm theo văn bản thể hiện sự đồng ý của các bên nhận bảo đảm còn lại về việc xóa đăng ký (như bản chính hoặc bản sao có chứng thực biên bản thanh lý hợp đồng thế chấp hoặc văn bản thông báo giải chấp) hoặc văn bản thể hiện sự đồng ý của các bên nhận bảo đảm còn lại về việc rút bớt tài sản bảo đảm (bản chính hoặc bản sao có chứng thực).
Trường hợp bên nhận bảo đảm không ký vào Phiếu yêu cầu đăng ký thì Phiếu yêu cầu đăng ký chỉ cần chữ ký, con dấu (nếu có) của bên bảo đảm hoặc người được bên bảo đảm ủy quyền và người yêu cầu đăng ký nộp kèm theo văn bản đồng ý xóa đăng ký (như bản chính hoặc bản sao có chứng thực biên bản thanh lý hợp đồng thế chấp hoặc văn bản thông báo giải chấp), văn bản đồng ý đăng ký thay đổi rút bớt tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
d) Trường hợp tổ chức không có con dấu mà người ký trên Phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung đã đăng ký, Phiếu yêu cầu sửa chữa sai sót, Phiếu yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, Phiếu yêu cầu xoá đăng ký không đúng với người ký trên Phiếu yêu cầu đăng ký trước đó thì người yêu cầu đăng ký có trách nhiệm cung cấp văn bản xác định người có thẩm quyền ký trên Phiếu yêu cầu đăng ký (bản chính hoặc bản sao có chứng thực) để sao lưu, đối chiếu."
Theo đó, quy định pháp luật vẫn cho phép trường hợp chỉ cần chữ ký, con dấu (nếu có) của một trong các bên tham gia biện pháp bảo đảm, hợp đồng tại phiếu yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm, tuy nhiên, trường hợp này người yêu cầu đăng ký gửi phiếu yêu cầu đăng ký kèm theo bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp đồng bảo đảm, hợp đồng để Trung tâm Đăng ký sao lưu, đối chiếu (01 bản).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc tách công ty mới nhất? Tải về file word mẫu biên bản họp?
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?