Phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân phải có tối thiểu bao nhiêu thành viên tham dự? Đại diện TAND được mời tham dự phiên họp khi nào?
- Phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân phải có tối thiểu bao nhiêu thành viên tham dự?
- Đại diện Tòa án nhân dân được mời tham dự phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân trong trường hợp nào?
- Thời hạn thông báo kế hoạch tổ chức giải trình tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân cho cá nhân được yêu cầu giải trình?
Phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân phải có tối thiểu bao nhiêu thành viên tham dự?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 106 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 có quy định như sau:
Phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân
1. Phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân là hình thức hoạt động chủ yếu của Thường trực Hội đồng nhân dân. Tại phiên họp, Thường trực Hội đồng nhân dân thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân họp thường kỳ mỗi tháng một lần. Khi xét thấy cần thiết, Thường trực Hội đồng nhân dân có thể họp đột xuất theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân tham dự.
3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân quyết định thời gian, chương trình, chỉ đạo việc chuẩn bị và chủ tọa phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân; nếu Chủ tịch Hội đồng nhân dân vắng mặt thì một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân được Chủ tịch Hội đồng nhân dân ủy quyền chủ tọa phiên họp.
4. Thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên họp, nếu vì lý do đặc biệt không thể tham gia thì phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân phải có tối thiểu 2/3 tổng số thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân tham dự.
Lưu ý: Thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên họp, nếu vì lý do đặc biệt không thể tham gia thì phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.
Phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân phải có tối thiểu bao nhiêu thành viên tham dự? Đại diện TAND được mời tham dự phiên họp khi nào? (Hình từ Internet)
Đại diện Tòa án nhân dân được mời tham dự phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 106 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 có quy định như sau:
Phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân
...
5. Đại diện Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp được mời tham dự phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân. Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội được mời tham dự phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
6. Đại diện Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp, các cơ quan, tổ chức hữu quan có thể được mời tham dự phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân khi bàn về vấn đề có liên quan.
7. Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm chuẩn bị các dự án, đề án, báo cáo thuộc nội dung chương trình phiên họp theo sự phân công của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp hoặc theo nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
Như vậy, đại diện Tòa án nhân dân có thể được mời tham dự phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân khi bàn về vấn đề có liên quan.
Theo đó, Tòa án nhân dân có trách nhiệm chuẩn bị các dự án, đề án, báo cáo thuộc nội dung chương trình phiên họp theo sự phân công của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp hoặc theo nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
Thời hạn thông báo kế hoạch tổ chức giải trình tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân cho cá nhân được yêu cầu giải trình?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 72 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về giải trình tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân như sau:
Giải trình tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân
1. Căn cứ vào chương trình giám sát, Thường trực Hội đồng nhân dân yêu cầu thành viên của Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp giải trình và cá nhân có liên quan tham gia giải trình vấn đề mà Thường trực Hội đồng nhân dân quan tâm.
Việc tổ chức giải trình, nội dung, kế hoạch tổ chức giải trình và người được yêu cầu giải trình do Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định.
Người được yêu cầu có trách nhiệm báo cáo, giải trình theo yêu cầu của Thường trực Hội đồng nhân dân.
Đại biểu Hội đồng nhân dân được mời tham dự và phát biểu ý kiến tại phiên giải trình. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học có thể được mời tham dự và phát biểu ý kiến tại phiên giải trình.
2. Nội dung, kế hoạch tổ chức giải trình tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân được thông báo cho cá nhân được yêu cầu giải trình chậm nhất là 10 ngày trước ngày tiến hành phiên giải trình.
3. Phiên giải trình được tổ chức công khai, trừ trường hợp do Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định.
...
Theo đó, trong vòng 10 ngày trước ngày tiến hành phiên giải trình tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân, nội dung, kế hoạch tổ chức giải trình phải được thông báo cho cá nhân được yêu cầu giải trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục như thế nào? Nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục?
- Ai cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp theo quy định pháp luật doanh nghiệp?
- Giá trị của tài liệu, số liệu kế toán được quy định ra sao? Nhiệm vụ kế toán là thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán như thế nào?
- Thời gian kiểm tra kế toán vượt quá 10 ngày không? Việc kiểm tra kế toán được thực hiện khi nào?
- Mẫu Kế hoạch giám sát chuyên đề đối với đảng viên của chi bộ? Giám sát chuyên đề có phải thực hiện thẩm tra, xác minh?