Phiên họp giải quyết tranh chấp trên thị trường điện lực được triển khai tổ chức theo trình tự như thế nào?
Phiên họp giải quyết tranh chấp trên thị trường điện lực được tổ chức khi nào?
Theo Điều 22 Thông tư 40/2010/TT-BCT quy định về thời hạn tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp như sau:
Thời hạn tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp
1. Thời hạn tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày kết thúc nghiên cứu, xác minh vụ việc tranh chấp.
2. Trong thời hạn này, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm tiến hành các thủ tục cần thiết để mở phiên họp giải quyết tranh chấp. Giấy mời các bên tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp phải được gửi chậm nhất mười lăm (15) ngày trước ngày tổ chức phiên họp.
Theo đó, thời hạn tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày kết thúc nghiên cứu, xác minh vụ việc tranh chấp trên thị trường điện lực.
Phiên họp giải quyết tranh chấp (Hình từ Internet)
Phiên họp giải quyết tranh chấp trên thị trường điện lực được tổ chức theo trình tự như thế nào?
Theo Điều 25 Thông tư 40/2010/TT-BCT quy định về phiên họp giải quyết tranh chấp như sau:
Phiên họp giải quyết tranh chấp
1. Khai mạc phiên họp
a) Chủ trì phiên họp giải quyết tranh chấp khai mạc phiên họp và đọc Quyết định mở phiên họp giải quyết tranh chấp;
b) Thư ký phiên họp đọc danh sách những người tham dự hoặc vắng mặt, lý do vắng mặt.
2. Giải quyết vụ việc tranh chấp
a) Các bên trình bày yêu cầu giải quyết tranh chấp, giải trình và đưa ra các tài liệu, chứng cứ chứng minh;
b) Người làm chứng, chuyên gia, đại diện tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan tham gia phiên họp trình bày ý kiến;
c) Xem xét, kiểm tra, phân tích tài liệu, chứng cứ đã thu thập được, báo cáo nghiên cứu, xác minh vụ việc tranh chấp.
3. Kết luận giải quyết vụ việc tranh chấp
a) Chủ trì phiên họp kết luận về việc giải quyết tranh chấp trên cơ sở các ý kiến tại phiên họp, xem xét, phân tích tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và báo cáo nghiên cứu, xác minh vụ việc tranh chấp;
b) Trường hợp một bên hoặc các bên chưa nhất trí với kết luận của Chủ trì phiên họp hoặc vụ việc có nhiều tình tiết mới chưa thể kết luận được thì Chủ trì phiên họp có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu, xác minh bổ sung và tổ chức họp lại. Thời hạn nghiên cứu, xác minh bổ sung và tổ chức họp lại không được quá thời hạn quy định tại Điều 21 và Điều 22 Thông tư này.
Theo đó, phiên họp giải quyết tranh chấp trên thị trường điện lực được tổ chức theo trình tự như sau:
- Khai mạc phiên họp:
+ Chủ trì phiên họp giải quyết tranh chấp khai mạc phiên họp và đọc Quyết định mở phiên họp giải quyết tranh chấp;
+ Thư ký phiên họp đọc danh sách những người tham dự hoặc vắng mặt, lý do vắng mặt.
- Giải quyết vụ việc tranh chấp:
+ Các bên trình bày yêu cầu giải quyết tranh chấp, giải trình và đưa ra các tài liệu, chứng cứ chứng minh;
+ Người làm chứng, chuyên gia, đại diện tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan tham gia phiên họp trình bày ý kiến;
+ Xem xét, kiểm tra, phân tích tài liệu, chứng cứ đã thu thập được, báo cáo nghiên cứu, xác minh vụ việc tranh chấp.
- Kết luận giải quyết vụ việc tranh chấp:
+ Chủ trì phiên họp kết luận về việc giải quyết tranh chấp trên cơ sở các ý kiến tại phiên họp, xem xét, phân tích tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và báo cáo nghiên cứu, xác minh vụ việc tranh chấp;
+ Trường hợp một bên hoặc các bên chưa nhất trí với kết luận của Chủ trì phiên họp hoặc vụ việc có nhiều tình tiết mới chưa thể kết luận được thì Chủ trì phiên họp có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu, xác minh bổ sung và tổ chức họp lại.
Thời hạn nghiên cứu, xác minh bổ sung và tổ chức họp lại không được quá thời hạn quy định tại Điều 21 Thông tư 40/2010/TT-BCT và Điều 22 Thông tư 40/2010/TT-BCT.
Biên bản phiên họp giải quyết vụ tranh chấp gồm các nội dung nào?
Theo khoản 1 Điều 26 Thông tư 40/2010/TT-BCT quy định về biên bản phiên họp giải quyết vụ tranh chấp như sau:
Biên bản phiên họp giải quyết vụ tranh chấp
1. Biên bản phiên họp giải quyết vụ tranh chấp gồm các nội dung sau:
a) Tên vụ tranh chấp;
b) Địa điểm và ngày, tháng, năm mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp;
c) Tên của Bên yêu cầu, Bên bị yêu cầu và những người đại diện tham gia phiên họp giải quyết vụ tranh chấp;
d) Tên giám định viên, người làm chứng (nếu có) và những người khác tham gia phiên họp giải quyết vụ tranh chấp;
đ) Tóm tắt diễn biến phiên họp giải quyết vụ tranh chấp.
e) Kết luận của Chủ trì phiên họp.
...
Theo đó, biên bản phiên họp giải quyết vụ tranh chấp gồm các nội dung sau:
- Tên vụ tranh chấp;
- Địa điểm và ngày, tháng, năm mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp;
- Tên của Bên yêu cầu, Bên bị yêu cầu và những người đại diện tham gia phiên họp giải quyết vụ tranh chấp;
- Tên giám định viên, người làm chứng (nếu có) và những người khác tham gia phiên họp giải quyết vụ tranh chấp;
- Tóm tắt diễn biến phiên họp giải quyết vụ tranh chấp;
- Kết luận của Chủ trì phiên họp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?