Phiên chất vấn tại kỳ họp Quốc hội được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam đúng không?
Phiên chất vấn tại kỳ họp Quốc hội được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam đúng không?
Thông tin về kỳ họp Quốc hội được quy định tại khoản 4 Điều 9 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 như sau:
Thông tin về kỳ họp Quốc hội
1. Tổng Thư ký Quốc hội có trách nhiệm tổ chức cung cấp thông tin về chương trình, nội dung của kỳ họp Quốc hội, hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp theo quy định của pháp luật.
2. Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức họp báo về kỳ họp Quốc hội trước phiên khai mạc và sau phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội. Trường hợp cần thiết, Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức họp báo để cung cấp thông tin chính thức về sự kiện diễn ra tại kỳ họp Quốc hội.
3. Tổng Thư ký Quốc hội công bố nghị quyết của Quốc hội chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nghị quyết được thông qua, trừ trường hợp luật quy định khác.
4. Phiên khai mạc, phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội, phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, phiên chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, Lễ tuyên thệ được phát thanh, truyền hình trực tiếp trên Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và Truyền hình Quốc hội Việt Nam. Các phiên họp khác của Quốc hội được phát thanh, truyền hình trực tiếp theo quyết định của Quốc hội được ghi trong chương trình kỳ họp Quốc hội.
...
Theo quy định nêu trên thì phiên chất vấn tại kỳ họp Quốc hội được phát thanh, truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Phiên chất vấn tại kỳ họp Quốc hội được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam đúng không? (Hình từ Internet)
Kỳ họp Quốc hội phải đảm bảo trật tự, an ninh như thế nào?
Vấn đề bảo đảm trật tự, an ninh và trang nghiêm tại kỳ họp Quốc hội được quy định tại Điều 28 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 như sau:
Bảo đảm trật tự, an ninh và trang nghiêm tại kỳ họp Quốc hội
1. Đại biểu Quốc hội, cá nhân khác được mời tham dự, dự thính phiên họp tại kỳ họp Quốc hội có trách nhiệm giữ trật tự phiên họp; tuân thủ các quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội về trình tự, thủ tục tiến hành các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội; trang phục nghiêm túc; sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ lịch sự; tôn trọng đại biểu Quốc hội, cá nhân khác, cơ quan, tổ chức tại phiên họp; không sử dụng thiết bị nghe nhìn cá nhân, điện thoại di động trong phiên họp kín, phiên họp về nội dung nhân sự.
2. Tại phiên khai mạc, phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội, Lễ tuyên thệ, đại biểu Quốc hội và khách mời mặc com-lê, áo dài truyền thống hoặc trang phục dân tộc, lễ phục tôn giáo, lễ phục lực lượng vũ trang nhân dân.
3. Trường hợp đại biểu Quốc hội hoặc cá nhân khác được mời tham dự, dự thính phiên họp không tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này thì Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp nhắc nhở và yêu cầu đại biểu Quốc hội, cá nhân đó chấp hành nghiêm túc quy định.
Theo đó, tại kỳ họp Quốc hội phải đảm bảo trật tự, an ninh như sau:
- Đại biểu Quốc hội, cá nhân khác được mời tham dự, dự thính phiên họp tại kỳ họp Quốc hội có trách nhiệm giữ trật tự phiên họp; tuân thủ các quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội về trình tự, thủ tục tiến hành các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội; trang phục nghiêm túc; sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ lịch sự; tôn trọng đại biểu Quốc hội, cá nhân khác, cơ quan, tổ chức tại phiên họp; không sử dụng thiết bị nghe nhìn cá nhân, điện thoại di động trong phiên họp kín, phiên họp về nội dung nhân sự.
- Tại phiên khai mạc, phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội, Lễ tuyên thệ, đại biểu Quốc hội và khách mời mặc com-lê, áo dài truyền thống hoặc trang phục dân tộc, lễ phục tôn giáo, lễ phục lực lượng vũ trang nhân dân.
- Trường hợp đại biểu Quốc hội hoặc cá nhân khác được mời tham dự, dự thính phiên họp không tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này thì Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp nhắc nhở và yêu cầu đại biểu Quốc hội, cá nhân đó chấp hành nghiêm túc quy định.
Trình tự phiên chất vấn tại phiên họp toàn thể của Quốc hội được tiến hành như thế nào?
Trình tự phiên chất vấn tại phiên họp toàn thể của Quốc hội được tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 như sau:
Chất vấn tại phiên họp toàn thể của Quốc hội
1. Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên chất vấn. Trường hợp Chủ tịch Quốc hội vắng mặt thì phân công một Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên chất vấn.
2. Trình tự phiên chất vấn được tiến hành như sau:
a) Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên chất vấn nêu nhóm vấn đề đề nghị đại biểu Quốc hội tập trung chất vấn;
b) Đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn qua hệ thống điện tử;
c) Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên chất vấn mời từng đại biểu Quốc hội chất vấn theo thứ tự đăng ký; mời người bị chất vấn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề thuộc trách nhiệm của mình;
d) Căn cứ nội dung và tình hình thực tế, Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên chất vấn mời đại biểu Quốc hội đã đăng ký phát biểu tranh luận nội dung trả lời của người bị chất vấn; khi có nhiều đại biểu Quốc hội đăng ký tranh luận về cùng vấn đề đang được chất vấn thì đại biểu Quốc hội đã nêu chất vấn về vấn đề đó được ưu tiên tranh luận trước;
đ) Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên chất vấn có quyền yêu cầu đại biểu Quốc hội dừng chất vấn hoặc tranh luận nếu đại biểu Quốc hội chất vấn, tranh luận quá thời gian hoặc chất vấn, tranh luận không đúng nội dung; yêu cầu người bị chất vấn dừng trả lời chất vấn khi trả lời không đúng trọng tâm chất vấn của đại biểu Quốc hội hoặc quá thời gian;
e) Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên chất vấn phát biểu kết thúc phiên chất vấn.
3. Mỗi lần chất vấn, đại biểu Quốc hội nêu chất vấn không quá 01 phút. Người bị chất vấn trả lời chất vấn không quá 03 phút đối với mỗi câu hỏi. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp quyết định việc kéo dài thời gian nêu chất vấn, trả lời chất vấn.
4. Đại biểu Quốc hội được quyền tranh luận với người bị chất vấn để làm rõ hơn vấn đề đang được chất vấn; không được sử dụng quyền tranh luận để nêu câu hỏi chất vấn hoặc tranh luận với đại biểu Quốc hội đã chất vấn trước đó; thời gian mỗi lần tranh luận không quá 02 phút.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?