Phí dịch vụ là gì? Các thành phần chi phí trong dự toán chi phí dịch vụ công ích đô thị được xác định như thế nào?
Phí dịch vụ là gì? Các thành phần chi phí trong dự toán chi phí dịch vụ công ích đô thị được xác định như thế nào?
Service Charges hay phí dịch vụ, đề cập đến một khoản phí bổ sung mà khách hàng phải trả cho các dịch vụ mà họ nhận được. Nó khác với tiền tip hay boa, vì nó thường được xác định trước và cộng vào tổng hóa đơn.
Xác định các thành phần chi phí trong dự toán chi phí dịch vụ công ích đô thị theo Điều 5 Thông tư 14/2017/TT-BXD quy định như sau:
- Chi phí trực tiếp (CPTT) gồm: chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sử dụng xe, máy, thiết bị thi công. Xác định chi phí trực tiếp theo hướng dẫn tại Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này.
- Chi phí quản lý chung (C) bao gồm các chi phí có tính chất chung chi cho bộ máy quản lý, điều hành doanh nghiệp, các chi phí gián tiếp phục vụ cho công tác quản lý, chi phí phục vụ công nhân (bao gồm cả chi phí bảo hộ lao động, chi phí công cụ lao động), chi trả lãi vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, các khoản chi phí xã hội mà người sử dụng lao động phải nộp cho nhà nước (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp), các khoản phí, lệ phí, chi phí thuê tài sản, thuê mặt bằng nhà xưởng (nếu có);
Chi phí khấu hao, sửa chữa tài sản cố định phục vụ cho bộ máy quản lý điều hành doanh nghiệp, chi phí thuê kiểm toán của doanh nghiệp và các khoản chi khác có liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp khi thực hiện cung ứng dịch vụ công ích đô thị.
Chi phí quản lý chung trong dự toán chi phí dịch vụ công ích đô thị được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) so với chi phí nhân công trực tiếp. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định định mức tỷ lệ chi phí quản lý chung để xác định dự toán chi phí dịch vụ công ích đô thị nhưng không vượt quá định mức tỷ lệ dưới đây:
Đối với công tác dịch vụ công ích đô thị có chi phí sử dụng xe, máy, thiết bị thi công > 60% chi phí trực tiếp thì chi phí quản lý chung được xác định theo định mức tỷ lệ không vượt quá 5% chi phí xe, máy, thiết bị thi công.
Định mức chi phí quản lý chung do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định phải phù hợp với hệ thống định mức, điều kiện thực tế thực hiện cung ứng dịch vụ và khả năng cân đối ngân sách của địa phương.
- Lợi nhuận định mức (LN) được tính với tỷ lệ không vượt quá 5% trên chi phí trực tiếp và chi phí quản lý chung trong dự toán chi phí thực hiện dịch vụ công ích đô thị.
- Thuế giá trị gia tăng (T) (nếu có): Thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính. Đối với một số dịch vụ công ích đô thị không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, được tính bổ sung thuế giá trị gia tăng của chi phí đầu vào.
Dự toán chi phí dịch vụ công ích đô thị bao gồm những nội dung gì?
Nội dung dự toán chi phí dịch vụ công ích đô thị căn cứ theo Điều 4 Thông tư 14/2017/TT-BXD quy định như sau:
Dự toán chi phí dịch vụ công ích đô thị bao gồm các khoản: chi phí trực tiếp (chi phí vật liệu; chi phí nhân công; chi phí sử dụng xe, máy, thiết bị thi công), chi phí quản lý chung, lợi nhuận định mức và thuế giá trị gia tăng (nếu có).
Tổng hợp dự toán chi phí dịch vụ công ích đô thị theo hướng dẫn tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư 14/2017/TT-BXD, cụ thể như sau:
Trong đó:
- Qj là khối lượng công tác dịch vụ công ích đô thị thứ j (j=1÷n).
- DjVL, DjNC, DjM là đơn giá vật liệu; đơn giá nhân công; đơn giá xe, máy, thiết bị thi công của công tác dịch vụ công ích đô thị thứ j.
- Knc; Kmtc là hệ số điều chỉnh nhân công; xe, máy, thiết bị thi công (nếu có).
- C là chi phí quản lý chung, được xác định bằng tỷ lệ % so với chi phí nhân công trực tiếp hoặc so với chi phí sử dụng xe, máy, thiết bị thi công.
- LN là lợi nhuận định mức, được xác định bằng tỷ lệ % so với chi phí trực tiếp và chi phí quản lý chung.
- T là thuế giá trị gia tăng (nếu có); hoặc thuế giá trị gia tăng của chi phí đầu vào đối với một số dịch vụ công ích đô thị không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
- DTCP: Dự toán chi phí dịch vụ công ích đô thị.
Chi phí dịch vụ công ích đô thị (Hình từ Internet)
Xác định và quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc xác định và quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị theo Điều 3 Thông tư 14/2017/TT-BXD quy định như sau:
- Chi phí các dịch vụ công ích đô thị phải được tính đúng, tính đủ, phù hợp với quy trình kỹ thuật, điều kiện thực hiện, phù hợp với mặt bằng giá thị trường và khả năng cân đối ngân sách của địa phương.
- Chi phí các dịch vụ công ích đô thị được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư này là cơ sở để xác định dự toán chi phí; xem xét, quyết định giá dịch vụ công ích thực hiện theo phương thức đấu thầu, đặt hàng cho các tổ chức, cá nhân thực hiện việc cung ứng các dịch vụ công ích đô thị và là căn cứ để thương thảo, ký kết hợp đồng, thanh toán và quyết toán hợp đồng thực hiện các dịch vụ này.
- Việc quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị phải tuân thủ các quy định có liên quan đến sản xuất và cung ứng các sản phẩm dịch vụ công ích đô thị.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ quy định của Thông tư này để hướng dẫn xác định và quản lý chi phí thực hiện các dịch vụ công ích đô thị khác cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?