Phi công quân sự hàng năm được phong cấp bao nhiêu lần? Hiện nay có được phép phong vượt cấp không?
Phi công quân sự hàng năm được phong cấp bao nhiêu lần? Có được phép phong vượt cấp không?
Căn cứ Điều 25 Thông tư 120/2020/TT-BQP quy định về việc phong cấp kỹ thuật phi công, thành viên tổ bay như sau:
Phong cấp kỹ thuật phi công, thành viên tổ bay
1. Phi công, thành viên tổ bay hàng năm được phong cấp khi đạt các điều kiện sau:
a) Đạt tiêu chuẩn phân cấp quy định tại Chương III Thông tư này;
b) Chỉ tiêu giờ bay trong năm đạt ≥ 80% chỉ tiêu giờ bay quy định;
c) Thực hành bay trong năm không để xảy ra uy hiếp an toàn bay, tai nạn bay;
d) Kết quả kiểm tra phân cấp: Lý thuyết từng nội dung đạt điểm khá trở lên (riêng đối với phong cấp 1 từng nội dung đạt từ 7,5 điểm trở lên theo thang điểm 10 và điểm bình quân đạt giỏi). Huấn luyện dù hàng không (nếu có) đạt khá trở lên. Rèn luyện thể lực đạt khá trở lên. Nhận thức chính trị, rèn luyện kỷ luật tốt. Thực hành bay đạt khá trở lên đối với phong cấp 2, cấp 3; đạt giỏi đối với phong cấp 1.
2. Mỗi phi công, thành viên tổ bay hàng năm chỉ được phong cấp một lần, không phong vượt cấp.
Theo đó, mỗi phi công quân sự hàng năm chỉ được phong cấp một lần, không phong vượt cấp.
Phi công quân sự hàng năm sẽ được phong cấp khi đạt các điều kiện sau:
- Đạt tiêu chuẩn phân cấp quy định tại Chương III Thông tư này;
- Chỉ tiêu giờ bay trong năm đạt ≥ 80% chỉ tiêu giờ bay quy định;
- Thực hành bay trong năm không để xảy ra uy hiếp an toàn bay, tai nạn bay;
- Kết quả kiểm tra phân cấp: Lý thuyết từng nội dung đạt điểm khá trở lên (riêng đối với phong cấp 1 từng nội dung đạt từ 7,5 điểm trở lên theo thang điểm 10 và điểm bình quân đạt giỏi). Huấn luyện dù hàng không (nếu có) đạt khá trở lên. Rèn luyện thể lực đạt khá trở lên. Nhận thức chính trị, rèn luyện kỷ luật tốt. Thực hành bay đạt khá trở lên đối với phong cấp 2, cấp 3; đạt giỏi đối với phong cấp 1.
Phi công quân sự hàng năm được phong cấp bao nhiêu lần? Có được phép phong vượt cấp không? (Hình từ Internet)
Đối với phi công quân sự cấp 3 thì việc cấp Giấy chứng nhận cấp kỹ thuật phi công thuộc thẩm quyền của ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 31 Thông tư 120/2020/TT-BQP quy định về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cấp kỹ thuật phi công quân sự như sau:
Giấy chứng nhận cấp kỹ thuật phi công, thành viên tổ bay
1. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cấp kỹ thuật phi công, thành viên tổ bay
a) Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam phê duyệt danh sách, Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Cảnh sát biển, Tư lệnh Binh đoàn 18 ký Giấy chứng nhận cấp kỹ thuật phi công quân sự cấp 1 đối với phi công, phi công giảng viên bay, phi công kiêm dẫn đường;
b) Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Cảnh sát biển, Tư lệnh Binh đoàn 18 ký Giấy chứng nhận cấp kỹ thuật phi công quân sự cấp 2, cấp 3 đối với phi công, phi công giảng viên bay, phi công kiêm dẫn đường và Giấy chứng nhận cấp kỹ thuật thành viên tổ bay quân sự cấp 1, cấp 2, cấp 3.
...
Như vậy, đối với phi công quân sự cấp 3 thì thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cấp kỹ thuật phi công thuộc thẩm quyền của Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Cảnh sát biển, Tư lệnh Binh đoàn 18.
Giấy chứng nhận cấp kỹ thuật phi công hiện nay có hình thức thể hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 31 Thông tư 120/2020/TT-BQP thì Giấy chứng nhận cấp kỹ thuật phi công có hình thức thế hiện như sau:
(1) Giấy chứng nhận hình chữ nhật có kích thước 85mm x 55mm, riêng giấy chứng nhận cấp 1 của phi công được phóng thêm lên khổ A5; sản xuất bằng chất liệu bằng giấy;
(2) Kỹ thuật trình bày:
Mặt trước: Giữa có hình Quân hiệu, nền hình hoa văn, in chìm màu xanh da trời, từ trên xuống là tiêu đề “QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM” (màu đỏ, cỡ chữ 8 đứng đậm, font chữ Times New Roman). Phía dưới là dòng chữ màu đỏ, cỡ chữ 12 đứng đậm, font chữ Times New Roman:
“CHỨNG NHẬN
PHI CÔNG QUÂN SỰ CẤP 1 (CẤP 2, CẤP 3)”
“CHỨNG NHẬN
THÀNH VIÊN TỔ BAY QUÂN SỰ CẤP 1 (CẤP 2, CẤP 3)”
Từ trên xuống bên trái là ảnh của người được cấp Giấy chứng nhận, bên phải là các dòng chữ: Họ tên; Loại máy bay; Số hiệu sĩ quan; Đạt trình độ phi công (cơ giới trên không; trinh sát tuần thám trên không;....) quân sự cấp 1 (cấp 2, cấp 3), (cỡ chữ 8, font chữ Times New Roman); …, ngày... tháng... năm... (cỡ chữ 6 nghiêng, font chữ Times New Roman); người có thẩm quyền cấp giấy ký tên và đóng dấu (cỡ chữ 8 đứng đậm, font chữ Times New Roman);
Mặt sau màu cờ đỏ, từ trên xuống là dòng chữ “QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM” (cỡ chữ 11 đứng đậm, font chữ Times New Roman). Bên dưới là hình biểu tượng cấp phi công, thành viên tổ bay tương ứng. Dưới biểu tượng là dòng chữ “PHI CÔNG QUÂN SỰ CẤP 1 (CẤP 2, CẤP 3), THÀNH VIÊN TỔ BAY QUÂN SỰ CẤP 1 (CẤP 2, CẤP 3)” (cỡ chữ 11 đứng đậm, font chữ Times New Roman).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?