Phẫu thuật vết thương khớp sẽ phải theo dõi tai biến như thế nào? Phẫu thuật vết thương khớp sẽ chống chỉ định cho những trường hợp nào?
Phẫu thuật vết thương khớp sẽ phải theo dõi tai biến như thế nào?
Phẫu thuật vết thương khớp là một trong 62 Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo quy định tại Mục VI Quy trình kỹ thuật phẫu thuật vết thương khớp ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT VẾT THƯƠNG KHỚP
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi:
- Theo dõi tình trạng toàn thân: mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, tri giác.
- Theo dõi tình trạng thiếu máu: da niêm mạc nhợt.
- Theo dõi tình trạng chi thể: Màu sắc da, vận động, cảm giác đầu chi, mạch đầu chi.
- Kháng sinh đường tiêm dùng 3-5 ngày sau mổ.
- Giảm đau sau mổ đường tiêm, đặt hậu môn hoặc uống.
- Gác chân cao, chườm lạnh trong 24h đầu.
- Hướng dẫn tập phục hồi chức năng sau mổ sớm.
2. Xử trí tai biến:
- Chảy máu vết mổ: băng chun ép cầm máu, có thể phải mở vết mổ cầm máu nếu cần.
- Nhiễm trùng vết mổ: Tách chỉ vết mổ, thay băng làm sạch vết mổ hàng ngày, dùng thuốc theo kháng sinh đồ.
Theo đó, phẫu thuật vết thương khớp sẽ phải theo dõi như sau:
- Theo dõi tình trạng toàn thân: mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, tri giác.
- Theo dõi tình trạng thiếu máu: da niêm mạc nhợt.
- Theo dõi tình trạng chi thể: Màu sắc da, vận động, cảm giác đầu chi, mạch đầu chi.
- Kháng sinh đường tiêm dùng 3-5 ngày sau mổ.
- Giảm đau sau mổ đường tiêm, đặt hậu môn hoặc uống.
- Gác chân cao, chườm lạnh trong 24h đầu.
- Hướng dẫn tập phục hồi chức năng sau mổ sớm.
Như vậy, sau khi phẫu thuật vết thương khớp sẽ phải theo dõi tai biến theo quy trình trên.
Phẫu thuật (Hình từ Internet)
Phẫu thuật vết thương khớp sẽ chống chỉ định cho những trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục III Quy trình kỹ thuật phẫu thuật vết thương khớp ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT VẾT THƯƠNG KHỚP
...
II. CHỈ ĐỊNH
Vết thương vùng khớp có lộ khớp hoặc chảy dịch khớp.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Tình trạng toàn thân người bệnh quá nặng hoặc có bệnh phối hợp không thể tiến hành phẫu thuật.
Theo đó, phẫu thuật vết thương khớp sẽ chống chỉ định cho những trường hợp người bệnh có tình trạng toàn thân người bệnh quá nặng hoặc có bệnh phối hợp không thể tiến hành phẫu thuật.
Như vậy, nếu người bệnh xãy ra tình trạng toàn thân người bệnh quá nặng hoặc có bệnh phối hợp không thể tiến hành phẫu thuật.
Phẫu thuật vết thương khớp sẽ có quy trình tiến hành như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục V Quy trình kỹ thuật phẫu thuật vết thương khớp ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT VẾT THƯƠNG KHỚP
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: 03Phẫu thuật viên chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.
2. Người bệnh và gia đình:
- Chuẩn bị tâm lý, cần được giải thích trước mổ về quá trình phẫu thuật, hậu phẫu và tập phục hồi chức năng sau mổ. Chuẩn bị hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các xét nghiệm cần thiết.
- Chuẩn bị người bệnh trước mổ: nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng mổ, kháng sinh dự phòng.
3. Phương tiện, trang thiết bị:
- Bộ dụng cụ mổ chấn thương chi.
- Thực hiện tại các cơ sở có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.
4. Dự kiến thời gian tiến hành: 60 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa hoặc nghiêng tùy theo vùng khớp cần phẫu thuật.
2. Vô cảm
- Kháng sinh dự phòng.
- Vô cảm người bệnh bằng gây tê tủy sống hoặc gây mê.
3. Kỹ thuật:
- Sát khuẩn vùng mổ bằng dung dịch Betadine.
- Dùng garo hơi (nếu có thể) trong mổ với áp lực bằng hai lần áp lực động mạch tối đa.
- Cắt lọc, rạch rộng mép da vết thương vùng khớp.
- Mở bao khớp để vào bộc lộ vùng mặt khớp.
- Bơm rửa, làm sạch khớp bằng dung dịch huyết thanh vô khuẩn.
- Cầm máu, đặt dẫn lưu ngoại khớp.
- Đóng cân và phần mềm theo các lớp giải phẫu.
- Đóng da một lớp da thưa.
- Cố định bột tùy theo thương tổn (nẹp bột hoặc bột rạch dọc).
...
Theo đó, phẫu thuật vết thương khớp thì ở bước chuẩn bị có quy định rằng người thực hiện: 03 Phẫu thuật viên chuyên khoa chấn thương chỉnh hình. Bên cạnh đó, người bệnh và gia đình phải chuẩn bị tâm lý, cần được giải thích trước mổ về quá trình phẫu thuật, hậu phẫu và tập phục hồi chức năng sau mổ. Chuẩn bị hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các xét nghiệm cần thiết. Chuẩn bị người bệnh trước mổ: nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng mổ, kháng sinh dự phòng.
Người thực hiện sẽ sử dụng phương tiện, trang thiết bị:
- Bộ dụng cụ mổ chấn thương chi.
- Thực hiện tại các cơ sở có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.
Dự kiến thời gian tiến hành: 60 phút
Bên cạnh đó các bước tiến hành quy định như sau:
1) Tư thế: Người bệnh nằm ngửa hoặc nghiêng tùy theo vùng khớp cần phẫu thuật.
2) Vô cảm
- Kháng sinh dự phòng.
- Vô cảm người bệnh bằng gây tê tủy sống hoặc gây mê.
3) Kỹ thuật:
- Sát khuẩn vùng mổ bằng dung dịch Betadine.
- Dùng garo hơi (nếu có thể) trong mổ với áp lực bằng hai lần áp lực động mạch tối đa.
- Cắt lọc, rạch rộng mép da vết thương vùng khớp.
- Mở bao khớp để vào bộc lộ vùng mặt khớp.
- Bơm rửa, làm sạch khớp bằng dung dịch huyết thanh vô khuẩn.
- Cầm máu, đặt dẫn lưu ngoại khớp.
- Đóng cân và phần mềm theo các lớp giải phẫu.
- Đóng da một lớp da thưa.
- Cố định bột tùy theo thương tổn (nẹp bột hoặc bột rạch dọc).
Như vậy, theo quy định trên thì phẫu thuật vết thương khớp sẽ thực hiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?