Phẫu thuật lấy dị vật bằng nam châm từ ngoài nhãn cầu được chỉ định và chống chỉ định trong những trường hợp nào?

Cho tôi hỏi, phẫu thuật lấy dị vật bằng nam châm từ ngoài nhãn cầu được chỉ định và chống chỉ định trong những trường hợp nào? Phẫu thuật lấy dị vật bằng nam châm từ ngoài nhãn cầu do ai thực hiện? Để phẫu thuật lấy dị vật bằng nam châm từ ngoài nhãn cầu, người bệnh được khám và làm các xét nghiệm nào? Trên đây là thắc mắc của bạn Thủy tại Lâm Đồng.

Phẫu thuật lấy dị vật bằng nam châm từ ngoài nhãn cầu được chỉ định và chống chỉ định trong những trường hợp nào?

Căn cứ theo Mục II, Mục III Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật lấy dị vật trong nhãn cầu Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:

PHẪU THUẬT LẤY DỊ VẬT TRONG NHÃN CẦU
I. ĐẠI CƯƠNG
Lấy dị vật trong nhãn cầu là phẫu thuật nhằm loại trừ dị vật ra khỏi nhãn cầu.
II. CHỈ ĐỊNH
- Lấy dị vật bằng nam châm từ ngoài nhãn cầu trong các trường hợp sau:
+ Dị vật có từ tính nằm phần trước nhãn cầu hoặc lơ lửng trong buồng dịch kính.
+ Dị vật cắm vào củng mạc ở phía trước, gần vùng Pars plana.
- Lấy dị vật trong nhãn cầu bằng nam châm nội nhãn qua Pars plana được áp dụng khi, dị vật có từ tính lơ lửng trong buồng dịch kính.
- Lấy dị vật trong nhãn cầu bằng phẫu thuật cắt dịch kính qua Pars plana phối hợp gắp dị vật bằng kẹp phẫu tích được áp dụng khi:
+ Dị vật khôn từ tính
+ Dị vật cắm vào thành nhãn cầu đặc biệt dị vật ở gần cực sau.
+ Dị vật đã bọc bởi tổ chức xơ.
+ Dị vật đã được lấy bằng phương pháp dùng nam châm không được.
+ Dị vật gây đục, tổ chức hóa dịch kính nhiều.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định tuyệt đối, chỉ có chống chỉ định tương đối khi:
- Người bệnh già yếu, tình trạng toàn thân không cho phép tiến hành phẫu thuật.
- Không lấy dị vật trong nhãn cầu bằng nam châm nội và ngoài nhãn cầu khi:
+ Dị vật không có từ tính.
+ Dị vật cắm vào thành nhãn cầu ở gần cực sau.
+ Dị vật nằm lâu trong dịch kính có bao xơ chắc bao bọc.

Phẫu thuật lấy dị vật trong nhãn cầu là 1 trong 89 Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nhãn khoa Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012.

Lấy dị vật trong nhãn cầu là phẫu thuật nhằm loại trừ dị vật ra khỏi nhãn cầu.

- Lấy dị vật bằng nam châm từ ngoài nhãn cầu được chỉ định trong các trường hợp sau:

+ Dị vật có từ tính nằm phần trước nhãn cầu hoặc lơ lửng trong buồng dịch kính.

+ Dị vật cắm vào củng mạc ở phía trước, gần vùng Pars plana.

Không có chống chỉ định tuyệt đối, chỉ có chống chỉ định tương đối khi:

- Người bệnh già yếu, tình trạng toàn thân không cho phép tiến hành phẫu thuật.

Phẫu thuật 31

Phẫu thuật lấy dị vật bằng nam châm từ ngoài nhãn cầu được chỉ định và chống chỉ định trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Phẫu thuật lấy dị vật bằng nam châm từ ngoài nhãn cầu do ai thực hiện?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục IV Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật lấy dị vật trong nhãn cầu Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:

PHẪU THUẬT LẤY DỊ VẬT TRONG NHÃN CẦU
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa Mắt.
2 . Phương tiện
- Hiển vi phẫu thuật.
- Bộ dụng cụ vi phẫu thuật có kẹp phẫu tích gắp dị vật nội nhãn.
- Nam châm nội và ngoài nhãn cầu.
- Máy cắt dịch kính, máy lạnh đông, máy laser nội nhãn, khí nở...

Theo quy định trên, người thực hiện phẫu thuật lấy dị vật bằng nam châm từ ngoài nhãn cầu là bác sĩ chuyên khoa Mắt.

Để phẫu thuật lấy dị vật bằng nam châm từ ngoài nhãn cầu, người bệnh được khám và làm các xét nghiệm nào?

Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục IV Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật lấy dị vật trong nhãn cầu Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:

PHẪU THUẬT LẤY DỊ VẬT TRONG NHÃN CẦU
...
IV. CHUẨN BỊ
...
3. Người bệnh
- Hỏi và khai thác tiền sử bệnh.
- Khám và đánh giá đầy đủ vị trí dị vật và các tổn thương phối hợp.
- Làm các xét nghiệm cận lâm sàng giúp chẩn đoán xác định bệnh:
+ Xquang hốc mắt thẳng nghiêng nhằm xác định có dị vật cản quang.
+ Xquang hốc mắt thẳng nghiêng có khu trú Baltin nhằm xác định dị vật cản quang ở phần sau nhãn cầu và chụp Vogt nhằm xác định dị vật cản quang ở phần trước nhãn cầu (chỉ được tiến hành sau khi đã khâu kín vết thương hoặc vết thương đã tự liền sẹo).
+ Có thể chụp CT. Scanner để khu trú chính xác dị vật trong nhãn cầu.
+ Siêu âm mắt cũng có thể xác định sự tồn tại và vị trí chính xác của dị vật cả cản quang và không cản quang trong nội nhãn.
+ Điện võng mạc thường được tiến hành trong trường hợp có nhiễm kim loại
- Soi góc tiền phòng khi nghi ngờ dị vật nằm trong góc tiền phòng.
- Giải thích rõ cho người bệnh về tiên lượng bệnh, mục đích của phẫu thuật và các biến chứng có thể gặp trong và sau phẫu thuật.
4. Hồ sơ bệnh án
Hồ sơ bệnh án theo quy định của Bộ Y tế.

Như vậy, đối với người bệnh, để phẫu thuật lấy dị vật bằng nam châm từ ngoài nhãn cầu cần:

- Hỏi và khai thác tiền sử bệnh.

- Khám và đánh giá đầy đủ vị trí dị vật và các tổn thương phối hợp.

- Làm các xét nghiệm cận lâm sàng giúp chẩn đoán xác định bệnh:

+ Xquang hốc mắt thẳng nghiêng nhằm xác định có dị vật cản quang.

+ Xquang hốc mắt thẳng nghiêng có khu trú Baltin nhằm xác định dị vật cản quang ở phần sau nhãn cầu và chụp Vogt nhằm xác định dị vật cản quang ở phần trước nhãn cầu (chỉ được tiến hành sau khi đã khâu kín vết thương hoặc vết thương đã tự liền sẹo).

+ Có thể chụp CT. Scanner để khu trú chính xác dị vật trong nhãn cầu.

+ Siêu âm mắt cũng có thể xác định sự tồn tại và vị trí chính xác của dị vật cả cản quang và không cản quang trong nội nhãn.

+ Điện võng mạc thường được tiến hành trong trường hợp có nhiễm kim loại

- Soi góc tiền phòng khi nghi ngờ dị vật nằm trong góc tiền phòng.

- Giải thích rõ cho người bệnh về tiên lượng bệnh, mục đích của phẫu thuật và các biến chứng có thể gặp trong và sau phẫu thuật.

Khám chữa bệnh chuyên ngành nhãn khoa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Các bước tiến hành phá hủy thể mi điều trị glôcôm bằng kỹ thuật điện đông thể mi như thế nào? Phá hủy thể mi là phương pháp điều trị glôcôm theo cơ chế gì?
Pháp luật
Trong phẫu thuật sửa sẹo bọng sau phẫu thuật glôcôm có thể có các biến chứng gì? Kỹ thuật sửa sẹo bọng thấm có ghép tổ chức thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Khi tiến hành sửa sẹo bọng sau phẫu thuật glôcôm, kỹ thuật trượt vạt kết mạc được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Khi cắt mống mắt ngoại vi Laser cần chuẩn bị những gì? Các bước tiến hành cắt mống mắt ngoại vi Laser như thế nào?
Pháp luật
Người bệnh được chỉ định phẫu thuật điều trị hở mi khi nào? Tiến hành phẫu thuật điều trị hở mi do sẹo gây lật mi theo các bước như thế nào?
Pháp luật
Người bệnh có được chỉ định Laser CO2 điều trị bệnh lý mi mắt khi có u mi ác tính không? Thực hiện kỹ thuật Laser CO2 điều trị bệnh lý mi mắt như thế nào?
Pháp luật
Tiến hành phẫu thuật điều trị hở mi do liệt dây VII (nhánh mi trên) theo các bước như thế nào? Người bệnh sau phẫu thuật còn hở mi thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Lật mi dưới do liệt nhánh dưới dây VII, phẫu thuật sửa lật mi thực hiện theo các bước như thế nào? Bệnh nhân được theo dõi khi phẫu thuật như thế nào?
Pháp luật
Tiến hành phẫu thuật điều trị co rút mi theo các bước như thế nào? Việc theo dõi người bệnh phẫu thuật điều trị co rút mi thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Phẫu thuật điều trị sa lông mày do tuổi già do ai thực hiện? Phẫu thuật này chống chỉ định trong những trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám chữa bệnh chuyên ngành nhãn khoa
2,237 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khám chữa bệnh chuyên ngành nhãn khoa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào