Phẫu thuật khâu chân mống mắt sau chấn thương được chỉ định và chống chỉ định trong những trường hợp nào?
Phẫu thuật khâu chân mống mắt sau chấn thương được chỉ định và chống chỉ định trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo Mục II, Mục III Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật khâu chân mống mắt sau chấn thương Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT KHÂU CHÂN MỐNG MẮT SAU CHẤN THƯƠNG
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật khâu chân mống mắt nhằm phục hồi giải phẫu và chức năng của mống mắt sau chấn thương để giải quyết những biến dạng của đồng tử và mống mắt có ảnh hưởng đến chức năng thị giác và mỹ quan gây lóa mắt, song thị.
II. CHỈ ĐỊNH
- Đứt chân mống mắt độ 1 (đứt dưới 900): khâu chân mống mắt đơn thuần. Đứt chân mống mắt nhỏ dưới 45 hoặc được mi che không ảnh hưởng chức năng thị giác và mỹ quan: không cần phẫu thuật.
- Đứt chân mống mắt độ 2 (đứt từ 900 - 2100): khâu chân mống mắt.
- Đứt chân mống mắt độ 3 (trên 2100): khâu chân mống mắt và tạo hình đồng tử nếu đồng tử dãn.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Mắt đang có phản ứng viêm màng bồ đào, xuất huyết tiền phòng, tăng nhãn áp.
- Viêm mủ nội nhãn.
Phẫu thuật khâu chân mống mắt nhằm phục hồi giải phẫu và chức năng của mống mắt sau chấn thương để giải quyết những biến dạng của đồng tử và mống mắt có ảnh hưởng đến chức năng thị giác và mỹ quan gây lóa mắt, song thị.
Phẫu thuật khâu chân mống mắt sau chấn thương được chỉ định khi:
- Đứt chân mống mắt độ 1 (đứt dưới 900): khâu chân mống mắt đơn thuần. Đứt chân mống mắt nhỏ dưới 45 hoặc được mi che không ảnh hưởng chức năng thị giác và mỹ quan: không cần phẫu thuật.
- Đứt chân mống mắt độ 2 (đứt từ 900 - 2100): khâu chân mống mắt.
- Đứt chân mống mắt độ 3 (trên 2100): khâu chân mống mắt và tạo hình đồng tử nếu đồng tử dãn.
Chống chỉ định phẫu thuật khâu chân mống mắt sau chấn thương khi:
- Mắt đang có phản ứng viêm màng bồ đào, xuất huyết tiền phòng, tăng nhãn áp.
- Viêm mủ nội nhãn.
Phẫu thuật khâu chân mống mắt sau chấn thương được chỉ định và chống chỉ định trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Các bước thực hiện phẫu thuật khâu chân mống mắt sau chấn thương như thế nào?
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật khâu chân mống mắt sau chấn thương Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT KHÂU CHÂN MỐNG MẮT SAU CHẤN THƯƠNG
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm
- Trẻ em: gây mê.
- Người lớn: gây tê tại chỗ.
3.2. Kỹ thuật
3.2.1. Kỹ thuật khâu mở nhãn cầu
- Tiếp cận vùng đứt chân mống mắt: tạo vạt kết mạc ở vùng tương ứng. Rạch trực tiếp vùng rìa tương ứng vùng đứt chân mống mắt hoặc tạo một nắp củng mạc và rạch ở dưới nắp để vào tiền phòng (khi đứt chân không rộng).
- Khâu đứt chân mống mắt trên 2 bình diện:
+ Lớp thứ nhất: mép mống mắt với phần nửa sau của mép củng mạc.
+ Lớp thứ hai: mép giác mạc với nửa trước của mép củng mạc.
Mũi kim cách mép đứt mống mắt khoảng 1mm, không thắt chỉ quá chặt. Số lượng mũi khâu: dưới 900 khâu 1 mũi.
900-1200 khâu 1-2 mũi.
Trên 1200 có thể khâu 3 mũi.
Nếu đồng tử dãn rộng có thể khâu 1-2 mũi bờ đồng tử để đồng tử tròn và đúng giữa.
- Đóng lại nắp củng mạc và kết mạc.
3.2.2. Khâu chân mống mắt không mở nhãn cầu
- Tạo vạt củng mạc phía chân mống mắt đứt.
- Dùng kim chỉ propolyne 10-0 xuyên qua rìa giác mạc phía đối diện với chân mống mắt, xuyên qua chân mống mắt bị đứt vào củng mạc, kéo kim ra đi dưới vạt củng mạc.
- Làm tiếp như vậy với mũi khâu thứ 2.
- Thắt chỉ dưới nắp củng mạc.
- Khâu vạt củng mạc.
- Khâu kết mạc.
Để phẫu thuật khâu chân mống mắt sau chấn thương thực hiện như sau:
Bước 1. Kiểm tra hồ sơ
Bước 2. Kiểm tra người bệnh
Bước 3. Thực hiện kỹ thuật
- Trẻ em: gây mê.
- Người lớn: gây tê tại chỗ.
Kỹ thuật khâu chân mống mắt sau chấn thương gồm:
- Kỹ thuật khâu mở nhãn cầu
- Khâu chân mống mắt không mở nhãn cầu
Thực hiện theo quy định cụ thể trên.
Việc theo dõi khi phẫu thuật khâu chân mống mắt sau chấn thương như thế nào?
Căn cứ theo Mục VI Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật khâu chân mống mắt sau chấn thương Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT KHÂU CHÂN MỐNG MẮT SAU CHẤN THƯƠNG
...
VI. THEO DÕI
- Thay băng theo dõi hàng ngày cho đến khi xuất viện, phát hiện và xử lí biến chứng.
- Theo dõi tình trạng mép phẫu thuật, đồng tử, tình trạng chân mống mắt, thể thủy tinh ...
- Sau khi xuất viện theo dõi định kì 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm.
Như vậy, khi phẫu thuật khâu chân mống mắt sau chấn thương phải theo dõi như sau:
- Thay băng theo dõi hàng ngày cho đến khi xuất viện, phát hiện và xử lí biến chứng.
- Theo dõi tình trạng mép phẫu thuật, đồng tử, tình trạng chân mống mắt, thể thủy tinh ...
- Sau khi xuất viện theo dõi định kì 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?