Phẫu thuật điều trị tật cận thị bằng kỹ thuật phẫu thuật Lasik thực hiện theo các bước như thế nào? Cần theo dõi bệnh nhân như thế nào?
- Phẫu thuật điều trị tật cận thị bằng Laser excimer được chỉ định trong trường hợp nào? Phẫu thuật này do ai thực hiện?
- Phẫu thuật điều trị tật cận thị bằng kỹ thuật phẫu thuật Lasik thực hiện theo các bước như thế nào?
- Khi phẫu thuật điều trị tật cận thị bằng kỹ thuật phẫu thuật Lasik cần theo dõi bệnh nhân như thế nào?
Phẫu thuật điều trị tật cận thị bằng Laser excimer được chỉ định trong trường hợp nào? Phẫu thuật này do ai thực hiện?
Căn cứ theo Mục II và tiểu mục 1 Mục IV Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật điều trị tật khúc xạ bằng Laser excimer Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ TẬT KHÚC XẠ BẰNG LASER EXCIMER
I. ĐẠI CƯƠNG
Điều trị tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị) bằng laser Excimer là phẫu thuật dùng laser Excimer bào mòn để làm thay đổi độ cong giác mạc giúp cho hình ảnh hội tụ đúng trên võng mạc.
II. CHỈ ĐỊNH
- Tuổi từ 18 trở lên.
- Bị tật khúc xạ: cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị.
- Độ khúc xạ ổn định.
- Đã bỏ kính tiếp xúc ít nhất là 2 tuần (nếu có đeo kính tiếp xúc).
- Thị lực tăng khi thử kính.
- Riêng với trẻ em có thể chỉ định phẫu thuật khi độ lệch khúc xạ giữa 2 mắt từ 5 đi ốp trở lên.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Tình trạng toàn thân và tại mắt không cho phép phẫu thuật.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ nhãn khoa đã được đào tạo.
...
Phẫu thuật điều trị tật khúc xạ bằng Laser excimer là một trong 89 Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nhãn khoa Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012.
Điều trị tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị) bằng laser Excimer là phẫu thuật dùng laser Excimer bào mòn để làm thay đổi độ cong giác mạc giúp cho hình ảnh hội tụ đúng trên võng mạc.
Phẫu thuật điều trị tật cận thị bằng Laser excimer được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Tuổi từ 18 trở lên.
- Bị tật khúc xạ: cận thị.
- Độ cận ổn định.
- Đã bỏ kính tiếp xúc ít nhất là 2 tuần (nếu có đeo kính tiếp xúc).
- Thị lực tăng khi thử kính.
- Riêng với trẻ em có thể chỉ định phẫu thuật khi độ lệch khúc xạ giữa 2 mắt từ 5 đi ốp trở lên.
Phẫu thuật điều trị tật cận thị bằng Laser excimer do Bác sĩ nhãn khoa đã được đào tạo thực hiện.
Phẫu thuật Lasik (Hình từ Internet)
Phẫu thuật điều trị tật cận thị bằng kỹ thuật phẫu thuật Lasik thực hiện theo các bước như thế nào?
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật điều trị tật khúc xạ bằng Laser excimer Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ TẬT KHÚC XẠ BẰNG LASER EXCIMER
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm
Gây tê tại chỗ hoặc gây mê với trẻ em.
3.2. Kỹ thuật
Phẫu thuật được tiến hành đồng thời 2 mắt ở hầu hết các trường hợp.
3.2.1. Phẫu thuật Lasik (Laser in Situ Keratomileusis)
- Sát trùng da mi và quanh mi.
- Phủ khăn phẫu thuật, đặt tấm dính lông mi, đặt vành mi, đánh dấu giác mạc.
- Đặt vòng hút áp lực quanh vùng rìa giác mạc.
- Cắt vạt giác mạc (chiều dày 160 hoặc 130mm).
- Lật vạt giác mạc, thấm khô nền giác mạc.
- Đốt laser trên giác mạc (thời gian laser tác động giác mạc tùy thuộc vào mức độ khúc xạ cần điều chỉnh).
- Rửa sạch nền giác mạc, đậy lại vạt giác mạc.
- Vuốt cho vạt giác mạc phẳng và bám chặt vào nền giác mạc.
- Thấm khô bờ vết cắt bằng sponge.
- Đặt kính tiếp xúc mềm (nếu cần thiết).
- Tra thuốc kháng sinh và chống viêm không có corticoid.
Phẫu thuật điều trị tật cận thị bằng kỹ thuật phẫu thuật Lasik thực hiện như sau:
Bước 1. Kiểm tra hồ sơ
Bước 2. Kiểm tra người bệnh
Bước 3. Thực hiện kỹ thuật
- Gây tê tại chỗ hoặc gây mê với trẻ em.
- Phẫu thuật được tiến hành đồng thời 2 mắt ở hầu hết các trường hợp.
Kỹ thuật phẫu thuật Lasik (Laser in Situ Keratomileusis) thực hiện theo quy định cụ thể trên.
Khi phẫu thuật điều trị tật cận thị bằng kỹ thuật phẫu thuật Lasik cần theo dõi bệnh nhân như thế nào?
Căn cứ theo Mục VI Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật điều trị tật khúc xạ bằng Laser excimer Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ TẬT KHÚC XẠ BẰNG LASER EXCIMER
...
VI. THEO DÕI
1. Trong phẫu thuật
Một số trường hợp xuất huyết từ mạch máu vùng rìa. Nếu thấm khô mà máu chưa ngừng chảy thì nhỏ adrenalin 0,1% lên vùng tân mạch và ép xuống cho đến khi cầm máu.
2. Sau phẫu thuật
- Theo dõi sớm:
+ Tình trạng vạt giác mạc (có xô hoặc có nếp nhăn vạt giác mạc).
+ Mức độ trong suốt của giác mạc.
+ Phát hiện bất thường dưới vạt giác mạc.
+ Tình trạng biểu mô hóa của giác mạc.
- Theo dõi muộn:
+ Mức độ điều chỉnh khúc xạ so với trước phẫu thuật.
+ Độ trong suốt của giác mạc.
Theo quy định trên, trong phẫu thuật, một số trường hợp xuất huyết từ mạch máu vùng rìa. Nếu thấm khô mà máu chưa ngừng chảy thì nhỏ adrenalin 0,1% lên vùng tân mạch và ép xuống cho đến khi cầm máu.
Sau phẫu thuật điều trị tật cận thị bằng kỹ thuật phẫu thuật Lasik, cần theo dõi sớm, theo dõi muộn thực hiện theo quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?