Pháp nhân thương mại nhận quyết định thi hành hình phạt bị đình chỉ hoạt động có thời hạn thì cần phải làm gì?
Pháp nhân thương mại có quyền như thế nào khi chấp hành án?
Căn cứ khoản 1 Điều 162 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về quyền của pháp nhân thương mại chấp hành án như sau:
"Điều 162. Quyền, nghĩa vụ của pháp nhân thương mại chấp hành án
1. Pháp nhân thương mại chấp hành án có các quyền sau đây:
a) Được thông báo về việc thi hành án;
b) Được nhận các quyết định liên quan trong quá trình chấp hành án;
c) Được khiếu nại về thi hành án;
d) Được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt, giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp theo quy định của Luật này;
đ) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
...
3. Pháp nhân thương mại chấp hành án có các quyền theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan."
Pháp nhân thương mại nhận quyết định thi hành hình phạt bị đình chỉ hoạt động có thời hạn thì cần phải làm gì?
Pháp nhân thương mại có nghĩa vụ như thế nào khi chấp hành án?
Căn cứ khoản 2 Điều 162 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về nghĩa vụ của pháp nhân thương mại chấp hành án như sau:
"Điều 162. Quyền, nghĩa vụ của pháp nhân thương mại chấp hành án
..
2. Pháp nhân thương mại chấp hành án có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; quyết định, yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thi hành án;
b) Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan thi hành án hình sự;
c) Công bố và niêm yết công khai quyết định thi hành án; thông báo việc chấp hành hình phạt và biện pháp tư pháp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Luật này;
d) Báo cáo cơ quan thi hành án hình sự về việc chấp hành án.
3. Pháp nhân thương mại chấp hành án có các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan."
Pháp nhân thương mại nhận được quyết định thi hành hình phạt bị đình chỉ hoạt động có thời hạn thì cần phải làm gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 160 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định thủ tục thi hành án của pháp nhân thương mại bị đình chỉ hoạt động có thời hạn như sau:
"Điều 160. Thủ tục thi hành án
1. Pháp nhân thương mại chấp hành án thực hiện các thủ tục sau đây:
a) Khi được cơ quan thi hành án hình sự triệu tập để thông báo, yêu cầu thi hành hình phạt, biện pháp tư pháp, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phải có mặt, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, pháp nhân thương mại phải công bố quyết định đó trên trang thông tin điện tử, ấn phẩm của pháp nhân thương mại và niêm yết công khai tại trụ sở chính và địa điểm kinh doanh của pháp nhân thương mại trong thời gian chấp hành án; thông báo việc chấp hành hình phạt, biện pháp tư pháp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
c) Pháp nhân thương mại bị đình chỉ hoạt động có thời hạn phải tạm dừng hoạt động đối với ngành, nghề trong một hoặc một số lĩnh vực bị đình chỉ hoạt động có thời hạn theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
d) Pháp nhân thương mại bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn phải chấm dứt ngay hoạt động đối với ngành, nghề trong một hoặc một số lĩnh vực bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn hoặc toàn bộ hoạt động bị đình chỉ vĩnh viễn theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
đ) Pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định thì không được tiếp tục kinh doanh, hoạt động đối với ngành, nghề trong lĩnh vực bị cấm trong thời hạn theo bản án, quyết định của Tòa án. Pháp nhân thương mại không được tiếp tục kinh doanh, hoạt động kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
e) Pháp nhân thương mại bị cấm huy động vốn thì không được thực hiện một hoặc một số hình thức huy động vốn trong thời hạn bị cấm theo bản án, quyết định của Tòa án. Pháp nhân thương mại không được thực hiện việc huy động vốn kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
g) Pháp nhân thương mại bị áp dụng biện pháp tư pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra thì phải thi hành theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
h) Pháp nhân thương mại chấp hành án phải báo cáo bằng văn bản cho cơ quan thi hành án hình sự và cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại về việc chấp hành hình phạt, biện pháp tư pháp theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
i) Thực hiện thủ tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan."
Như vậy, pháp nhân thương mại trong thời gian 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án phải công bố quyết định đó trên trang thông tin điện tử, ấn phẩm của pháp nhân thương mại và niêm yết công khai tại trụ sở chính và địa điểm kinh doanh của pháp nhân thương mại trong thời gian chấp hành án; thông báo việc chấp hành hình phạt, biện pháp tư pháp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và đối với Pháp nhân thương mại bị đình chỉ hoạt động có thời hạn phải tạm dừng hoạt động đối với ngành, nghề trong một hoặc một số lĩnh vực bị đình chỉ hoạt động có thời hạn theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?