Pháp nhân thương mại không chấp hành án hoặc chấp hành không đầy đủ bản án Tòa án đưa ra đã có hiệu lực thì xử lý như thế nào?
Pháp nhân được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về pháp nhân như sau"
"Điều 74. Pháp nhân
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác."
Pháp nhân thương mại
Trong hoạt động thương mại thì có bao nhiêu loại pháp nhân?
Theo Điều 75 và Điều 76 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các loại pháp nhân trong hoạt động thương mại như sau:
"Điều 75. Pháp nhân thương mại
1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 76. Pháp nhân phi thương mại
1. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.
2. Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan"
Theo đó, pháp luật quy định pháp nhân trong hoạt động thương mại có hai loại pháp nhân là pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại.
Pháp nhân thương mại không chấp hành án hoặc chấp hành không đầy đủ bản án Tòa án đưa ra đã có hiệu thì xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định về việc pháp nhân không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ bản án của Tòa án như sau:
"Điều 5. Lập biên bản việc pháp nhân thương mại không chấp hành án hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
1. Trong quá trình kiểm tra, giám sát chấp hành án của pháp nhân thương mại phát hiện pháp nhân thương mại không chấp hành án hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại lập biên bản về việc pháp nhân thương mại không chấp hành án hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án với sự chứng kiến của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại và đại diện chính quyền địa phương.
Trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại không có mặt hoặc từ chối ký vào biên bản thì phải ghi rõ vào biên bản và vẫn tiến hành lập biên bản.
2. Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; căn cứ lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; tên, địa chị, mã số thuế của pháp nhân thương mại; kết quả chấp hành án của pháp nhân thương mại; ý kiến của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có).
3. Biên bản nêu tại khoản 1 Điều này là một trong những căn cứ để cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế."
Như vậy, khi pháp nhân thương mại không chấp hành án hoặc chấp hành không đầy đủ bản án Toà án đưa ra đã có hiệu lực pháp luật, thì cơ quan thi hành án hình sự phải lập biên bản theo quy định để làm căn cứ áp ra quyết định cưỡng chế.
Thời gian cơ quan thi hành án ra quyết định cưỡng chế đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 6 Nghị định 44/2020/NĐ-CP như sau:
"Điều 6. Gửi quyết định cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền phải gửi quyết định cưỡng chế cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại có liên quan, pháp nhân thương mại, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân khác có liên quan; trường hợp thi hành biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 2 và 3 Điều 4 Nghị định này thì quyết định cưỡng chế còn phải được gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản kê biên hoặc nơi có tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử bị tạm giữ hoặc nơi có con dấu bị tạm giữ hoặc thu hồi trước khi thi hành 03 ngày làm việc để phối hợp thực hiện."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?