Pháp luật quy định về tiêu chuẩn đối với tổng biên tập nhà xuất bản như thế nào? Tổng biên tập nhà xuất bản có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?

Tôi có nguyện vọng làm tổng biên tập nhà xuất bản cho tôi hỏi chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản được quy định như thế nào? Pháp luật quy định về tiêu chuẩn đối với tổng biên tập nhà xuất bản ra sao? Bên cạnh đó tôi cũng muốn hỏi tổng biên tập nhà xuất bản có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? Xin hãy tư vấn giúp tôi! Tôi xin chân thành cảm ơn!

Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 7 Luật Xuất bản 2012 quy định về chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản được quy định như sau:

(1) Nhà nước có chiến lược phát triển mạng lưới nhà xuất bản, cơ sở in, cơ sở phát hành xuất bản phẩm; phương án phát triển cơ sở xuất bản trong quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật cho hoạt động xuất bản; có chính sách thu hút các nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động xuất bản. (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 19 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018)

(2) Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực xuất bản:

- Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, ứng dụng, chuyển giao công nghệ - kỹ thuật tiên tiến cho nhà xuất bản phục vụ nhiệm vụ, đối tượng và địa bàn quy định tại điểm b khoản này;

- Đặt hàng để có bản thảo và xuất bản tác phẩm, tài liệu phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại, phục vụ đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo, thiếu niên, nhi đồng, người khiếm thị và các nhiệm vụ trọng yếu khác;

- Mua bản thảo đối với những tác phẩm có giá trị nhưng thời điểm xuất bản chưa thích hợp hoặc đối tượng sử dụng hạn chế; hỗ trợ mua bản quyền đối với tác phẩm trong nước và nước ngoài có giá trị phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội;

- Ưu đãi lãi suất vay vốn theo quy định của pháp luật.

(3) Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực in xuất bản phẩm:

- Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, ứng dụng, chuyển giao công nghệ - kỹ thuật tiên tiến cho cơ sở in phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại và cơ sở in tại vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo;

- Ưu đãi về tiền thuê đất để làm nhà xưởng và lãi suất vay vốn cho cơ sở in phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại và cơ sở in tại vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo.

(4) Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm:

- Ưu tiên đầu tư quỹ đất và kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho hệ thống cơ sở phát hành xuất bản phẩm tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo;

- Hỗ trợ cước vận chuyển xuất bản phẩm phục vụ nhiệm vụ, đối tượng và địa bàn quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

- Hỗ trợ kinh phí tổ chức hoạt động quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam thông qua xuất bản phẩm; tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm trong và ngoài nước;

- Ưu đãi tiền thuê đất, thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước; lãi suất vay vốn đối với cơ sở phát hành xuất bản phẩm.

(5) Chính sách của Nhà nước đối với việc xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử:

- Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ - kỹ thuật tiên tiến cho nhà xuất bản để xuất bản xuất bản phẩm điện tử;

- Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu đặc tả của xuất bản phẩm điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm, truy nhập, quản lý và lưu trữ xuất bản phẩm điện tử.

(6) Chính phủ quy định chi tiết Điều này phù hợp với từng giai đoạn phát triển của hoạt động xuất bản.

Tiêu chuẩn đối với tổng biên tập nhà xuất bản

Tiêu chuẩn đối với tổng biên tập nhà xuất bản

Pháp luật quy định về tiêu chuẩn đối với tổng biên tập nhà xuất bản như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 17 Luật Xuất bản 2012 quy định về tiêu chuẩn đối với tổng biên tập nhà xuất bản như sau:

- Có chứng chỉ hành nghề biên tập;

- Có ít nhất 03 năm làm công việc biên tập tại nhà xuất bản hoặc cơ quan báo chí;

- Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.

Tổng biên tập nhà xuất bản có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 18 Luật Xuất bản 2012 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của tổng biên tập nhà xuất bản như sau:

- Giúp tổng giám đốc (giám đốc) chỉ đạo việc tổ chức bản thảo;

- Tổ chức biên tập bản thảo;

- Đọc và ký duyệt đối với từng bản thảo để trình tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản ký quyết định xuất bản;

- Không được để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;

- Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản và trước pháp luật về nội dung xuất bản phẩm của nhà xuất bản.

Nhà xuất bản
Tổng biên tập nhà xuất bản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mẫu Đơn đề nghị cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tải mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản mới nhất ở đâu? Trình tự cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản được thực hiện ra sao?
Pháp luật
Tổng giám đốc nhà xuất bản phải có trình độ như thế nào? Cách thức ký duyệt bản thảo của tổng giám đốc nhà xuất bản?
Pháp luật
Mẫu đề án thành lập nhà xuất bản mới nhất? Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định thành lập nhà xuất bản?
Pháp luật
Cơ quan nhà nước có được thành lập nhà xuất bản không? Để được thành lập nhà xuất bản thì trụ sở của nhà xuất bản phải đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Nhà xuất bản có được liên kết với cơ sở phát hành xuất bản phẩm hay không? Cần điều kiện gì để nhà xuất bản liên kết với cơ sở phát hành xuất bản phẩm?
Pháp luật
Nhà xuất bản muốn xuất bản tác phẩm thì phải đăng ký với cơ quan nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Người đảm nhiệm vị trí Tổng biên tập nhà xuất bản cần có những tiêu chuẩn gì theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Phải cần tối thiểu bao nhiêu nhân sự để có thể thành lập nhà xuất bản theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Chức danh tổng giám đốc nhà xuất bản có bắt buộc phải thường trú tại Việt Nam theo quy định hay không?
Pháp luật
Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông có tư cách pháp nhân hay không? Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông thực hiện xuất bản các xuất bản phẩm chủ yếu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà xuất bản
1,080 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà xuất bản Tổng biên tập nhà xuất bản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhà xuất bản Xem toàn bộ văn bản về Tổng biên tập nhà xuất bản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào