Pháp luật quy định về tiêu chuẩn của biên tập viên như thế nào? Theo quy định của pháp luật biên tập viên có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập bao gồm những gì?
- Pháp luật quy định về tiêu chuẩn của biên tập viên như thế nào?
- Theo quy định của pháp luật biên tập viên có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập bao gồm những gì?
- Chứng chỉ hành nghề biên tập bị thu hồi trong trường hợp nào?
- Pháp luật quy định về chứng chỉ hành nghề biên tập được cấp lại như thế nào?
Pháp luật quy định về tiêu chuẩn của biên tập viên như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 19 Luật Xuất bản 2012 quy định về tiêu chuẩn của biên tập viên như sau:
Điều 19. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của biên tập viên
- Tiêu chuẩn của biên tập viên:
+ Là công dân Việt Nam; thường trú tại Việt Nam; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
+ Có trình độ đại học trở lên;
+ Hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
+ Có chứng chỉ hành nghề biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
Tiêu chuẩn của biên tập viên
Theo quy định của pháp luật biên tập viên có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 19 Luật Xuất bản 2012 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của biên tập viên như sau:
Điều 19. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của biên tập viên
- Biên tập viên có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
+ Thực hiện biên tập bản thảo;
+ Được từ chối biên tập bản thảo tác phẩm, tài liệu mà nội dung có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này và phải báo cáo với tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản bằng văn bản;
+ Đứng tên trên xuất bản phẩm do mình biên tập;
+ Tham gia các lớp tập huấn định kỳ kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tổ chức;
+ Không được để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
+ Chịu trách nhiệm trước tổng biên tập nhà xuất bản và trước pháp luật về phần nội dung xuất bản phẩm do mình biên tập.
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 20 Luật Xuất bản 2012 quy định về hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập như sau:
Điều 20. Cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập
- Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập theo mẫu quy định;
+ Sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định;
+ Bản sao có chứng thực văn bằng;
+ Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
Chứng chỉ hành nghề biên tập bị thu hồi trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 20 Luật Xuất bản 2012 quy định chứng chỉ hành nghề biên tập bị thu hồi như sau:
Điều 20. Cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập
- Chứng chỉ hành nghề biên tập bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
+ Biên tập viên có xuất bản phẩm do mình biên tập bị cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy;
+ Biên tập viên trong 01 năm có hai xuất bản phẩm hoặc trong 02 năm liên tục có xuất bản phẩm do mình biên tập sai phạm về nội dung mà bị buộc phải sửa chữa mới được phát hành;
+ Biên tập viên bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án.
Pháp luật quy định về chứng chỉ hành nghề biên tập được cấp lại như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4, khoản 5 Điều 20 Luật Xuất bản 2012 quy định về cấp lại chứng chỉ nghề biên tập như sau:
Điều 20. Cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập
- Biên tập viên có chứng chỉ hành nghề biên tập bị thu hồi thì sau 02 năm mới được xét cấp lại, trừ trường hợp biên tập viên bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án về các tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, các tội xâm phạm an ninh quốc gia.
- Chứng chỉ hành nghề biên tập được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc bị hư hỏng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?