Hoạt động tín ngưỡng là gì? Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng như thế nào? Cách đăng ký tổ chức hoạt động tín ngưỡng ra sao?

Tôi tên Hương. Tôi muốn biết các quy định đối với hoạt động tín ngưỡng là gì? Nguyên tắc tổ chức các hoạt động như thế nào? Cách đăng ký tổ chức hoạt động tín ngưỡng ra sao? Và làm thế nào để trở thành người đại diện của cơ sở tín ngưỡng? Mong công ty tư vấn giúp tôi.

Hoạt động tin ngưỡng là gì?

Hoạt động tín ngưỡng

Căn cứ khoản 2 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về hoạt động tín ngưỡng như sau:

Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.

Các nguyên tắc để tổ chức hoạt động tin ngưỡng gồm những gì?

Theo Điều 10 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, cụ thể:

"Điều 10. Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng
1. Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2. Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường."

Đăng ký hoạt động tín ngưỡng được quy định như thế nào trong Luật Tín ngưỡng, tín giáo?

Căn cứ tại Điều 12 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 về đăng ký hoạt động tín ngưỡng như sau:

"Điều 12. Đăng ký hoạt động tín ngưỡng
1. Hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng phải được đăng ký, trừ cơ sở tín ngưỡng là nhà thờ dòng họ.
2. Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày cơ sở tín ngưỡng bắt đầu hoạt động tín ngưỡng, trừ trường hợp quy định tại Điều 14 của Luật này.
Văn bản đăng ký nêu rõ tên cơ sở tín ngưỡng, các hoạt động tín ngưỡng, nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải nêu rõ lý do.
3. Hoạt động tín ngưỡng không có trong văn bản đã được đăng ký thì người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm đăng ký bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều này chậm nhất là 20 ngày trước ngày diễn ra hoạt động tín ngưỡng."

Đối tượng để được trở thành người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng là ai?

Căn cứ theo Điều 11 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng như sau:

- Cơ sở tín ngưỡng phải có người đại diện hoặc ban quản lý để chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động diễn ra tại cơ sở tín ngưỡng;

- Người đại diện hoặc thành viên ban quản lý cơ sở tín ngưỡng phải là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có uy tín trong cộng đồng dân cư;

- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức để cộng đồng dân cư bầu, cử người đại diện hoặc thành viên ban quản lý. Căn cứ kết quả bầu, cử và các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản công nhận người đại diện hoặc thành viên ban quản lý cơ sở tín ngưỡng trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bầu, cử;

- Việc bầu, cử người đại diện hoặc thành lập ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đã được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;

- Việc bầu, cử người đại diện hoặc thành lập ban quản lý nhà thờ dòng họ không phải thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Tôn giáo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tôn giáo là gì? Vợ có đạo thì khi kết hôn có bắt buộc người chồng phải theo tôn giáo của vợ không?
Pháp luật
Người bình thường tổ chức sinh hoạt tôn giáo tại nhà thì có cần phải thực hiện thủ tục xin phép cơ quan chức năng hay không?
Pháp luật
Khôi phục công trình tín ngưỡng tôn giáo hiện nay được quy định ra sao? Di dời công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo như thế nào?
Pháp luật
Người có hành vi xúc phạm tôn giáo thì sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật hiện nay?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục và cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền về việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung?
Pháp luật
Theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo hiện hành, cơ sở đào tạo tôn giáo được quy định như thế nào? Hồ sơ, thủ tục và thẩm quyền chấp thuận thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo ra sao?
Pháp luật
Việc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo được pháp luật quy định như thế nào? Trình tự, thủ tục được quy định ra sao?
Pháp luật
Hướng dẫn đăng ký thành lập tổ chức tôn giáo theo quy định của pháp luật hiện hành. Giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc quy định ra sao?
Pháp luật
Vi phạm về tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay được pháp luật quy định như thế nào? Mức xử phạt về hành vi này có cao hay không?
Pháp luật
Hoạt động tôn giáo là gì? Điều kiện để được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cần những gì? Trình tự, thủ tục như thế nào? Và thẩm quyền do cơ quan nào cấp?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tôn giáo
9,078 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tôn giáo
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào