Pháp luật có cho phép việc góp vốn kinh doanh bằng nhãn hiệu đã được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hay không?

Tôi có câu hỏi về vấn đề góp vốn kinh doanh bằng nhãn hiệu. Tôi đang kinh doanh một mặt hàng nước giải khát A rất có tiếng tại địa phương và đã được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu này. Nay tôi muốn dùng nhãn hiệu này để góp vốn làm ăn với bạn thì có được hay không?

Quyền sở hữu trí tuệ là gì? Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật quy định như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Theo khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, quy định về đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

- Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

- Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

- Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

Pháp luật có cho phép việc góp vốn kinh doanh bằng nhãn hiệu đã được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hay không?

Pháp luật có cho phép việc góp vốn kinh doanh bằng nhãn hiệu đã được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hay không?

Pháp luật có cho phép việc góp vốn kinh doanh bằng nhãn hiệu đã được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hay không?

Theo khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì quyền sở hữu công nghiệp được hiểu là:

“Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.”

Theo quy định tại khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, góp vốn được hiểu là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.

Tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tài sản góp vốn như sau:

“1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.”

Có thể thấy, quyền sở hữu trí tuệ cũng là một trong những loại tài sản có thể dùng để góp vốn vào các doanh nghiệp, tổ chức. Do đó anh/chị có thể tham gia góp vốn làm ăn với bạn bằng nhãn hiệu đã được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Cách thức định giá tài sản góp vốn khi góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ thế nào?

Quyền sở hữu trí tuệ không mang trong mình giá trị hiện kim nhất định. Do đó, doanh nghiệp phải tiến hành định giá quyền sở hữu trí tuệ khi chấp nhận góp vốn bằng quyền này. Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về cách thức định giá tài sản như sau:

+ Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

+ Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Quyền sở hữu công nghiệp Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Quyền sở hữu công nghiệp:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hàng hóa xâm phạm Quyền sở hữu công nghiệp là gì? Căn cứ xác định giá trị hàng hóa xâm phạm Quyền sở hữu công nghiệp?
Pháp luật
Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được gửi cho cơ quan nào theo quy định hiện hành?
Pháp luật
Hành vi nào bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng? Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng có phụ thuộc vào thủ tục đăng ký không?
Pháp luật
Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập dựa trên cơ sở nào? Phạm vi quyền đối với tên thương mại?
Pháp luật
Nghị định 65/2023/NĐ-CP về xác lập quyền sở hữu công nghiệp được hướng dẫn thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thủ tục loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp khi doanh nghiệp đặt tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại?
Pháp luật
Việc kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có được thực hiện bởi tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam hay không?
Pháp luật
Trình tự thủ tục đăng ký tên thương mại? Bảo hộ tên thương mại được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người khiếu nại phải nộp phí thẩm định lại trong trường hợp có khiếu nại liên quan đến quyền đăng ký sở hữu công nghiệp?
Pháp luật
Mức lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp online từ ngày 01/01/2024 là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyền sở hữu công nghiệp
1,820 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quyền sở hữu công nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào