Phân nhóm định biên thuyền viên an toàn tối thiểu trên tàu cá như thế nào? Chức danh thuyền viên tàu cá được quy định ra sao?
Phân nhóm định biên thuyền viên an toàn tối thiểu trên tàu cá như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT như sau:
Định biên an toàn tối thiểu thuyền viên tàu cá
1. Quy định về phân nhóm tàu để định biên
Căn cứ chiều dài lớn nhất của tàu cá, quy định phân nhóm tàu cá như sau:
a) Nhóm IV: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét;
b) Nhóm III: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;
c) Nhóm II: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;
d) Nhóm I: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.
...
Như vậy, phân nhóm để định biên tàu cá sẽ được chia căn cứ vào chiều dài lớn nhất của tàu cá như sau:
(1) Nhóm IV: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét;
(2) Nhóm III: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;
(3) Nhóm II: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;
(4) Nhóm I: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.
Khai thác thủy sản (Hình từ Internet)
Chức danh thuyền viên tàu cá được quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT, chức danh thuyền viên tàu cá được quy định như sau:
Ngoài số lượng thuyền viên tối thiểu theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, tùy theo đặc điểm nghề khai thác thủy sản, chủ tàu hoặc thuyền trưởng quyết định việc bổ sung số lượng thuyền viên theo chức danh trên tàu cá đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Thuyền trưởng tàu cá được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 75 Luật Thủy sản 2017, thì thuyền trưởng tàu cá sẽ được quy định như sau:
(1) Thuyền trưởng là người chỉ huy cao nhất ở trên tàu cá, chỉ huy tàu theo chế độ thủ trưởng.
(2) Quyền của thuyền trưởng
- Thuyền trưởng có các quyền quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật Thủy sản 2017;
- Đại diện cho chủ tàu cá và những người có lợi ích liên quan đến tài sản hoặc sản phẩm thủy sản trong quá trình hoạt động hoặc khai thác thủy sản;
- Không cho tàu cá hoạt động trong trường hợp xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn cho người và tàu cá, an toàn thực phẩm, an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;
- Từ chối tiếp nhận hoặc buộc phải rời khỏi tàu cá đối với thuyền viên, người làm việc trên tàu cá không đủ trình độ chuyên môn theo chức danh hoặc có hành vi vi phạm pháp luật;
- Yêu cầu cứu nạn, cứu hộ trong trường hợp tàu cá gặp nguy hiểm;
- Quyết định sử dụng biện pháp cấp bách để đưa tàu cá đến nơi an toàn trong tình thế cấp thiết.
(3) Nghĩa vụ của thuyền trưởng
- Thuyền trưởng có nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Thủy sản 2017;
- Phổ biến, hướng dẫn, phân công, đôn đốc thuyền viên, người làm việc trên tàu cá thực hiện quy định an toàn hàng hải, an toàn lao động, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường;
- Kiểm tra thuyền viên, người làm việc trên tàu cá và trang thiết bị, giấy tờ của tàu cá, thuyền viên, người làm việc trên tàu cá trước khi tàu cá rời bến;
- Cập nhật thông tin về vị trí tàu cá, số thuyền viên, người làm việc trên tàu cá theo quy định của pháp luật; xuất trình giấy tờ với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
- Trường hợp thiên tai xảy ra phải đôn đốc thuyền viên, người làm việc trên tàu cá sẵn sàng ứng phó, điều động tàu tránh trú an toàn;
- Trường hợp tàu cá bị tai nạn phải có biện pháp ứng phó kịp thời và thông báo cho đài thông tin duyên hải gần nhất hoặc cơ quan có thẩm quyền;
- Trên tàu cá có người bị nạn phải tìm mọi biện pháp cứu chữa; trường hợp có người chết phải giữ gìn tài sản, di chúc, đồng thời thông báo với đài thông tin duyên hải gần nhất, chủ tàu cá, gia đình người bị nạn hoặc cơ quan có thẩm quyền;
- Chỉ cho tàu cá cập cảng có tên trong danh sách cảng cá chỉ định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố đối với tàu cá hoạt động từ vùng khơi trở ra;
- Trường hợp bất khả kháng phải bỏ tàu cá, thuyền trưởng phải là người cuối cùng rời tàu;
- Trường hợp phát hiện tàu cá khác bị tai nạn, phải đưa tàu cá đến hỗ trợ ứng cứu kịp thời và thông báo cho đài thông tin duyên hải gần nhất hoặc cơ quan có thẩm quyền; chấp hành lệnh điều động tàu thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn của cơ quan có thẩm quyền;
- Ghi, nộp nhật ký khai thác thủy sản; nộp báo cáo khai thác thủy sản; xác nhận sản lượng thủy sản khai thác;
- Chịu trách nhiệm trong trường hợp tàu cá vi phạm quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp.
(4) Trường hợp phát hiện hành vi phạm tội quả tang, người đang bị truy nã trên tàu khi tàu cá đã rời cảng, thuyền trưởng có quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Bắt hoặc ra lệnh bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã;
- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết, lập hồ sơ theo quy định của pháp luật;
- Bảo vệ chứng cứ; chuyển giao người bị bắt, hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền khi cập cảng cá Việt Nam đầu tiên hoặc cho tàu công vụ của Việt Nam đang thực thi nhiệm vụ trên biển hoặc thông báo cho cơ quan đại diện của Việt Nam nơi gần nhất và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan này nếu tàu hoạt động thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?
- 06 nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính? Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ?
- Tải về mẫu quyết định thưởng lương tháng 13? Công ty có nghĩa vụ thưởng lương tháng 13 cho người lao động?