Phân luồng trong giáo dục là gì? Công tác phân luồng học sinh được thực hiện ngay sau cấp học nào?

Anh có thắc mắc phân luồng trong giáo dục là gì? Công tác phân luồng học sinh được thực hiện ngay sau cấp học nào theo quy định mới nhất hiện nay? Anh cảm ơn ban tư vấn. - câu hỏi của anh P.H. (Hà Nội)

Phân luồng trong giáo dục là gì? Công tác phân luồng học sinh được thực hiện ngay sau cấp học nào?

Phân luồng trong giáo dục được giải thích theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Giáo dục 2019 là biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở thực hiện hướng nghiệp trong giáo dục.

Công tác phân luồng trong giáo dục tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông tiếp tục học ở cấp học, trình độ cao hơn hoặc theo học giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội, góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.

Bên cạnh đó, theo tiểu mục 1 Mục I Điều 1 Quyết định 522/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025" như sau:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu như sau:
I. MỤC TIÊU ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu chung
Tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực quốc gia, hội nhập khu vực và quốc tế.
...

Do đó, công tác phân luồng học sinh được thực hiện ngay sau cấp trung học cơ sở.

phân luồng trong giáo dục là gì?

Phân luồng trong giáo dục là gì? Công tác phân luồng học sinh được thực hiện ngay sau cấp học nào? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025 thế nào?

Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025 được quy định tại Mục II Điều 1 Quyết định 522/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025" như sau:

(1) Nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông

- Đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cơ quan quản lý giáo dục các cấp, các cơ sở giáo dục phổ thông, cha mẹ học sinh, học sinh và trong các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông;

- Đưa nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông vào chủ trương, kế hoạch chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương;

- Xây dựng trang thông tin về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông; hình thành cơ sở dữ liệu về nghề nghiệp, thị trường lao động và thông tin, dữ liệu liên quan đến ngành, nghề; mô tả ngành, nghề và thông tin tuyển dụng, sử dụng lao động của từng ngành, nghề, tương ứng với từng vùng miền, khu vực; kết nối giữa các trường phổ thông với cơ quan dự báo nhu cầu nhân lực, hội nghề nghiệp, hội doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp;

- Tăng cường phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng cho học sinh phổ thông như: Ngày hội tư vấn, hướng nghiệp; thi tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp; các hoạt động giao lưu của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục với các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nhân.

(2) Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông

- Xây dựng mô hình thí điểm về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông tại một số địa phương đại diện cho các vùng kinh tế, trong đó áp dụng phương thức hướng nghiệp tiên tiến, có sự tham gia của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp;

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc trao đổi kinh nghiệm giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh phổ thông, về nhu cầu lao động, thị trường lao động.

(3) Bổ sung, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông

- Ban hành tiêu chí đánh giá việc thực hiện giáo dục hướng nghiệp trong cơ sở giáo dục phổ thông; tiêu chuẩn lựa chọn đối với người làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp trong trường phổ thông;

- Ban hành tiêu chuẩn, tiêu chí kỹ thuật về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông;

- Nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học liên thông giữa các trình độ đào tạo, lên các cấp học cao hơn;

- Nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách đối với học sinh đi học nghề, hỗ trợ kinh phí cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nghèo, học sinh thuộc diện chính sách, học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

(4) Huy động nguồn lực xã hội trong và ngoài nước tham gia giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh phổ thông

- Tăng cường sự tham gia của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp trong xây dựng chương trình, tài liệu và đánh giá kết quả giáo dục hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu thị trường lao động;

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ sở giáo dục phổ thông với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm khai thác, sử dụng các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông;

- Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, trong và ngoài nước đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.

(5) Tăng cường quản lý đối với giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh phổ thông

- Xây dựng và khai thác hiệu quả chuyên trang về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông trên hệ thống thông tin quản lý của ngành giáo dục và đào tạo;

- Hình thành bộ phận kiêm nhiệm quản lý, theo dõi về giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh tại các cấp quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục phổ thông;

- Thường xuyên theo dõi, đánh giá chất lượng giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh phổ thông trên toàn quốc và các địa phương.

Lộ trình thực hiện Đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 - 2025 ra sao?

Lộ trình thực hiện Đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 - 2025 được quy định tại tiểu mục 2 Mục III Điều 1 Quyết định 522/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025" như sau:

- Tiếp tục hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất tại một số cơ sở giáo dục triển khai thí điểm và tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên kiêm nhiệm thực hiện giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông;

- Duy trì và hoàn thiện các hoạt động đã triển khai giai đoạn từ năm 2018-2020;

- Bổ sung, điều chỉnh một số hoạt động (nếu cần thiết) phù hợp với yêu cầu chung, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả;

- Tổng kết Đề án vào cuối năm 2025.

Hoạt động giáo dục
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hoạt động giáo dục bao gồm các hoạt động nào?
Pháp luật
Thủ tục thành lập trường dành cho người khuyết tật công lập hoặc cho phép thành lập trường dành cho người khuyết tật tư thục?
Pháp luật
Nguyên lý thực hiện hoạt động giáo dục là gì? Chương trình giáo dục thể hiện những gì theo quy định?
Pháp luật
Mẫu tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục áp dụng từ ngày 20/11/2024 theo Nghị định 125 như thế nào?
Pháp luật
Mẫu kế hoạch nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo dành cho giáo viên mầm non? Tải về tại đâu?
Pháp luật
Điều kiện cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục từ 20/11/2024 là gì? Thủ tục cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục ra sao?
Pháp luật
Sổ ghi đầu bài là gì? Mẫu sổ ghi đầu bài cấp THCS, THPT là mẫu nào? Tải về mẫu sổ ghi đầu bài cấp THCS, THPT mới nhất?
Pháp luật
Khoản thu dịch vụ tổ chức phục vụ, quản lý và vệ sinh bán trú tại các cơ sở giáo dục công lập ở TP Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
Pháp luật
TPHCM: Các trường công lập chỉ được thu 09 khoản thu dịch vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục trong năm học mới?
Pháp luật
Mẫu phiếu lấy ý kiến của phụ huynh học sinh đối với các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí tại trường học là mẫu nào?
Pháp luật
Hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường thì giáo viên phải có hồ sơ gì? Hoạt động giáo dục ở các trường trung học được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động giáo dục
17,947 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động giáo dục

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động giáo dục

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào