Phân loại công trình xây dựng theo yêu cầu diệt và phòng chống mối? Khi xử lý thuốc phòng chống mối cho CTXD phải lưu ý những gì?
Phân loại công trình xây dựng theo yêu cầu diệt và phòng chống mối như thế nào?
Theo tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8268:2017 về Bảo vệ công trình xây dựng - Phòng chống mối cho công trình xây dựng đang sử dụng thì việc phân loại công trình xây dựng theo yêu cầu diệt và phòng chống mối cụ thể như sau:
(1) Công trình xây dựng có yêu cầu diệt và phòng chống mối loại A
Công trình có yêu cầu diệt và phòng chống mối ở mức đặc biệt cao, gồm các công trình có tổng điểm từ 16 điểm trở lên, là loại công trình phải thực hiện các biện pháp diệt mối kết hợp với các biện pháp phòng chống mối trong quá trình xử lý.
(2) Công trình xây dựng có yêu cầu diệt và phòng chống mối loại B
Công trình có yêu cầu diệt và phòng chống mối ở mức cao, gồm các công trình có tổng điểm từ 11 đến 15 điểm, là loại công trình phải thực hiện các biện pháp diệt mối kết hợp với các biện pháp phòng chống mối trong quá trình xử lý.
(3) Công trình xây dựng có yêu cầu diệt và phòng chống mối loại C
Công trình có yêu cầu diệt và phòng chống mối ở mức trung bình, gồm các công trình có tổng điểm từ 8 đến 10 điểm, là loại công trình phải áp dụng biện pháp diệt mối và xem xét cân nhắc áp dụng một phần các biện pháp phòng chống mối.
(4) Công trình xây dựng có yêu cầu diệt và phòng chống mối loại D
Công trình có yêu cầu diệt và phòng chống mối ở mức thấp, gồm các công trình có tổng điểm dưới 8 điểm, là loại công trình chỉ cần áp dụng biện pháp diệt mối mà không cần áp dụng các biện pháp phòng chống mối.
Phân loại công trình xây dựng theo yêu cầu diệt và phòng chống mối như thế nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn diệt mối cho công trình xây dựng đang sử dụng bằng biện pháp xông hơi?
Căn cứ tiểu mục 7.4 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8268:2017 về Bảo vệ công trình xây dựng - Phòng chống mối cho công trình xây dựng đang sử dụng, hướng dẫn như sau:
Diệt mối cho công trình xây dựng đang sử dụng
...
7.4 Biện pháp xông hơi
7.4.1 Mục đích
Diệt mối gỗ khô trong cấu kiện gỗ có thể bao kín được.
7.4.2 Yêu cầu
Diệt hết các cá thể mối ở trong cấu kiện hoặc đồ vật làm từ gỗ
7.4.3 Tiến hành
Bọc kín vật cần xử lý bằng các loại màng tổng hợp, tạo lỗ nhỏ, đưa vòi dẫn thuốc qua lỗ, dùng băng dính dán kín khe hở giữa ống dẫn và màng bọc, rồi bơm thuốc xông hơi qua vòi dẫn này. Cách tiến hành trên phù hợp với các cấu kiện nhỏ và rời. Trường hợp xử lý xông hơi cho một đơn nguyên công trình hoặc cấu kiện lớn thì phải dùng bạt che phủ kín xung quanh và cắm biển cảnh báo ở bên ngoài.
Thời gian cách ly khi xông hơi phải tuân thủ chặt chẽ theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Không tiến hành xông hơi khử trùng cho những vị trí có thiết bị kim loại bị ăn mòn bởi các thành phần hóa học của thuốc.
...
Như vậy, việc diệt mối cho công trình xây dựng đang sử dụng bằng biện pháp xông hơi được thực hiện như sau:
- Bọc kín vật cần xử lý bằng các loại màng tổng hợp, tạo lỗ nhỏ, đưa vòi dẫn thuốc qua lỗ, dùng băng dính dán kín khe hở giữa ống dẫn và màng bọc, rồi bơm thuốc xông hơi qua vòi dẫn này. Cách tiến hành trên phù hợp với các cấu kiện nhỏ và rời.
Trường hợp xử lý xông hơi cho một đơn nguyên công trình hoặc cấu kiện lớn thì phải dùng bạt che phủ kín xung quanh và cắm biển cảnh báo ở bên ngoài.
- Thời gian cách ly khi xông hơi phải tuân thủ chặt chẽ theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Không tiến hành xông hơi khử trùng cho những vị trí có thiết bị kim loại bị ăn mòn bởi các thành phần hóa học của thuốc.
Khi xử lý thuốc phòng chống mối cho công trình xây dựng đang sử dụng phải lưu ý những gì?
Theo quy định tại Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8268:2017 về Bảo vệ công trình xây dựng - Phòng chống mối cho công trình xây dựng đang sử dụng thì khi xử lý thuốc phòng chống mối cho công trình xây dựng đang sử dụng phải lưu ý những vấn đề sau:
(1) Yêu cầu khi xử lý thuốc phòng chống mối:
- Trong khi làm việc, người sử dụng thuốc phải trang bị bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ, kính, mũ, găng tay, khẩu trang, ủng, mặt nạ ...); tránh để thuốc dây rớt vào mắt, mũi, miệng, da và quần áo. Không ăn uống, hút thuốc lá khi pha chế hay phun thuốc.
- Trường hợp thuốc dính vào người cần thay ngay trang bị bảo hộ và rửa sạch ngay vùng bị dính thuốc bằng nhiều nước.
- Sau khi sử dụng thuốc phải tắm rửa và thay quần áo sạch.
- Không súc rửa bình phun tại nơi là nguồn nước sinh hoạt.
- Sau khi lấy thuốc, bả mối ra khỏi vật chứa, phần bả còn lại cần được bao gói kín ngay để bảo quản.
(2) Một số lưu ý trong quá trình xử lý thuốc:
- Khi xử lý thuốc phải ngắt mạch điện ở nơi có đường dây điện trần, hoặc dây điện bị hỏng lớp bảo vệ.
- Khi xử lý thuốc có dung môi dầu: phải tắt ngay nguồn lửa, nguồn điện ở nơi có lửa, có động cơ điện để hở, có tia lửa hàn, tia lửa điện sau đó mới được thao tác xử lý thuốc.
- Khi lắp đặt, sửa chữa trạm bả hay cho bả vào trạm bả, không được để tay bị dính các mùi lạ như: thuốc lá, thuốc trừ sâu và các loại tinh dầu...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?