Phần đất gắn liền công trình điện không thể tách khỏi khuôn viên trụ sở làm việc thì quyền sở hữu công trình điện thuộc Bên giao hay Bên nhận?

Việc chuyển giao công trình điện sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam có được thực hiện hoàn trả vốn không? Phần đất gắn liền công trình điện không thể tách khỏi khuôn viên trụ sở làm việc thì quyền sở hữu công trình điện thuộc Bên giao hay Bên nhận? Công trình điện được chuyển giao có bao gồm hệ thống điện độc lập tại biên giới không?

Việc chuyển giao công trình điện sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam có được thực hiện hoàn trả vốn không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 02/2024/NĐ-CP như sau:

Nguyên tắc chuyển giao công trình điện sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam
...
3. Việc chuyển giao công trình điện sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam được thực hiện theo phương thức Bên giao ghi giảm tài sản, Tập đoàn Điện lực Việt Nam ghi tăng tài sản, tăng vốn nhà nước đầu tư tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo giá trị công trình điện tại thời điểm chuyển giao; việc xác định giá trị công trình điện chuyển giao được thực hiện theo quy định tại Nghị định này; không thực hiện hoàn trả vốn đối với các công trình điện chuyển giao. Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện ghi tăng tài sản, ghi tăng vốn đầu tư của Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại các đơn vị điện lực theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
...

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì công trình điện chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam không được thực hiện hoàn trả vốn.

Theo đó, việc chuyển giao công trình điện sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam được thực hiện theo phương thức Bên giao ghi giảm tài sản, Tập đoàn Điện lực Việt Nam ghi tăng tài sản, tăng vốn nhà nước đầu tư tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo giá trị công trình điện tại thời điểm chuyển giao.

Việc xác định giá trị công trình điện chuyển giao được thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện ghi tăng tài sản, ghi tăng vốn đầu tư của Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại các đơn vị điện lực theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Phần đất gắn liền công trình điện không thể tách khỏi khuôn viên trụ sở làm việc thì quyền sở hữu công trình điện thuộc Bên giao hay Bên nhận?

Việc chuyển giao công trình điện sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam có được thực hiện hoàn trả vốn không? (Hình từ Internet)

Phần đất gắn liền công trình điện không thể tách khỏi khuôn viên trụ sở làm việc thì quyền sở hữu công trình điện thuộc Bên giao hay Bên nhận?

Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 02/2024/NĐ-CP có quy định về việc xử lý đất gắn với công trình điện chuyển giao như sau:

Xử lý đất gắn với công trình điện chuyển giao
1. Trường hợp công trình điện nằm trong khuôn viên trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc nằm trong phạm vi tài sản kết cấu hạ tầng mà không thể tách khỏi khuôn viên trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, phạm vi tài sản kết cấu hạ tầng thì quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất gắn với công trình điện tiếp tục thuộc về Bên giao, công trình điện gắn với đất thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Bên nhận. Bên giao thực hiện ký thỏa thuận với Bên nhận và có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện thuận lợi cho Bên nhận thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa, quản lý vận hành công trình điện. Sau khi bàn giao công trình điện, trường hợp Bên giao có yêu cầu di chuyển công trình điện từ vị trí hiện tại đến vị trí mới, thì Bên giao phải có văn bản thông báo cho Bên nhận biết và có trách nhiệm phối hợp với Bên nhận để liên hệ với cơ quan có thẩm quyền về quản lý đất đai và các cơ quan chức năng có liên quan để bố trí vị trí mới phục vụ việc di chuyển theo quy định của pháp luật về đất đai, bảo đảm thuận tiện cho công tác quản lý vận hành. Chi phí tháo dỡ công trình điện tại vị trí cũ, vận chuyển, xây dựng, lắp đặt công trình điện tại vị trí mới và các chi phí khác liên quan đến việc di chuyển công trình điện do bên có yêu cầu di chuyển chi trả.
...

Như vậy, trường hợp công trình điện nằm trong khuôn viên trụ sở làm việc mà không thể tách khỏi thì công trình điện gắn với đất thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Bên nhận.

Bên cạnh đó, quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất gắn với công trình điện thuộc về Bên giao.

Theo đó, trường hợp Bên giao có yêu cầu di chuyển công trình điện từ vị trí hiện tại đến vị trí mới thì phải có văn bản thông báo cho Bên nhận biết và có trách nhiệm phối hợp với Bên nhận để liên hệ với cơ quan có thẩm quyền về quản lý đất đai và các cơ quan chức năng có liên quan để bố trí vị trí mới phục vụ việc di chuyển theo quy định của pháp luật về đất đai, bảo đảm thuận tiện cho công tác quản lý vận hành.

Công trình điện được chuyển giao có bao gồm hệ thống điện độc lập tại biên giới không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 02/2024/NĐ-CP như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công trình điện bao gồm:
a) Đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp từ 110kV trở lên;
b) Đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp dưới 110kV;
c) Hệ thống điện độc lập tại nông thôn, miền núi, biên giới và các khu vực biển, đảo thuộc chủ quyền quốc gia của Việt Nam chưa nối lưới điện quốc gia;
d) Nhà máy điện, thiết bị, lưới điện đấu nối nhà máy điện với hệ thống điện quốc gia và các công trình phụ trợ của Nhà máy điện.
...

Như vậy, căn cứ theo quy định trên công trình điện được chuyển giao bao gồm hệ thống điện độc lập tại biên giới.

Công trình điện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phần đất gắn liền với công trình điện nằm ngoài khuôn viên trụ sở làm việc thì thực hiện chuyển giao như thế nào?
Pháp luật
Phần đất gắn liền công trình điện không thể tách khỏi khuôn viên trụ sở làm việc thì quyền sở hữu công trình điện thuộc Bên giao hay Bên nhận?
Pháp luật
Công trình điện là tài sản công giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước có được chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam?
Pháp luật
Cột điện là gì? Khoảng cách an toàn để chôn cột điện trước nhà dân hiện nay được quy định là bao xa?
Pháp luật
Lưới điện là gì? Khi bàn giao công trình lưới điện, chủ đầu tư công trình phải giao cho đơn vị quản lý vận hành lưới điện những tài liệu nào?
Pháp luật
Cây cột điện được sơn màu gì? Theo quy định hiện nay thì những hành vi nào bị nghiêm cấm làm đối với cây cột điện?
Pháp luật
Chôn cột điện sát nhà ở của người dân có bị xem là vi phạm không? Trường hợp vi phạm thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Những chủ thể nào có quyền tiếp cận thiết bị tại điểm đấu nối theo quy định? Việc kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối được quy định như thế nào?
Pháp luật
Công trình điện lực là gì? Hiện nay khi xây dựng công trình điện lực phải đảm bảo an toàn như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình điện
92 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình điện
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào