Phân chia tài sản chung nhằm trốn tránh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại thì bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
- Tài sản chung của vợ chồng được hiểu như thế nào?
- Khi nào được chia tài sản chung của vợ chồng?
- Bồi thường thiệt hại về tài sản được quy định thế nào? Nguyên tắc bồi thường ra sao?
- Phân chia tài sản chung nhằm trốn tránh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại thì bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Tài sản chung của vợ chồng được hiểu như thế nào?
Tài sản chung của vợ chồng được quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
"Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung."
Khi nào được chia tài sản chung của vợ chồng?
Căn cứ Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau::
"Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này."
Bồi thường thiệt hại về tài sản được quy định thế nào? Nguyên tắc bồi thường ra sao?
Căn cứ Điều 589 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại về tài sản như sau:
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
- Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Và theo Điều 585 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:
- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
- Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Tải về mẫu thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn mới nhất 2023: Tại Đây
Phân chia tài sản chung nhằm trốn tránh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại
Phân chia tài sản chung nhằm trốn tránh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại thì bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Theo Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về chia tài sản chung trong hôn nhân như sau:
Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
- Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
+ Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;
+ Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;
+ Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;
+ Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;
+ Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;
+ Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, vợ chồng bạn phân chia tài sản để trốn bồi thường thiệt hại sẽ thuộc trường hợp bị vô hiệu và trước đó các bạn chưa có thỏa thuận về tài sản trong hôn nhân, do đó, tài sản chung của các bạn sẽ được dùng để bồi thường thiệt hại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?