Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng bị nhồi máu não liệt nửa người không đi lại được thì có được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không?

Tôi năm nay 26 tuổi. Tôi bị kết án 01 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng hiện giờ tôi đang bị nhồi máu não liệt nửa người không đi lại được. Chồng tôi đã ra tòa xin tòa giảm án mà phiên tòa không đồng ý. Cho tôi hỏi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng bị nhồi máu não liệt nửa người không đi lại được thì có được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không?

Ai có thẩm quyền ra Quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng bị nhồi máu não liệt nửa người không đi lại được?

Theo Điều 21 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong thi hành án hình sự

- Ra quyết định thi hành án; quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình.

- Ra quyết định hoặc hủy quyết định hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện; quyết định đình chỉ thi hành án; quyết định miễn chấp hành án, giảm thời hạn chấp hành án; quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành án phạt tù; quyết định kéo dài thời hạn trục xuất; quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.

- Xem xét, giải quyết việc cho nhận tử thi của người bị thi hành án tử hình.

- Gửi bản án, quyết định được thi hành và quyết định quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tài liệu có liên quan cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật này.

- Ra quyết định tiếp nhận phạm nhân là công dân Việt Nam phạm tội và bị kết án phạt tù ở nước ngoài được chuyển giao về Việt Nam để chấp hành án, chuyển giao phạm nhân là người nước ngoài.

- Ra quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về thi hành án hình sự theo thẩm quyền.

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.

Theo đó, Tòa án là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng bị nhồi máu não liệt nửa người không đi lại được.

Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù

Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù

Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng bị nhồi máu não liệt nửa người không đi lại được thì có được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không?

Theo điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 03/2013/TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BYT quy định điều kiện xác định bệnh nặng để có thể được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù như sau:

(1) Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù khi thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

- Phạm nhân bị bệnh nặng đến mức không thể tiếp tục chấp hành án phạt tù và nếu phải chấp hành án phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ, do đó, cần thiết phải cho họ tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù để có điều kiện chữa bệnh, trừ người không có thân nhân hoặc không có nơi cư trú rõ ràng.

Người bị bệnh nặng quy định tại khoản này là người mắc một trong các bệnh hiểm nghèo như: Ung thư giai đoạn cuối, liệt, lao nặng kháng thuốc, xơ gan cổ chướng, suy tim độ III trở lên, suy thận độ IV trở lên, nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn AIDS đang có nhiễm trùng cơ hội, không có khả năng tự phục vụ bản thân và có tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao hoặc mắc một trong các bệnh khác được Hội đồng giám định y khoa, bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên kết luận bằng văn bản là bệnh hiểm nghèo, nguy hiểm đến tính mạng;

- Nữ phạm nhân có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi trong trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, nếu họ bị xử phạt tù lần đầu và có nơi cư trú rõ ràng;

- Phạm nhân là người lao động có thu nhập duy nhất trong gia đình, nếu họ tiếp tục chấp hành án phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt (không có nguồn thu nhập nào khác, không có ai chăm sóc, nuôi dưỡng những người thân thích là người già, trẻ em hoặc những người khác không có khả năng lao động trong gia đình họ), trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;

d) Phạm nhân bị kết án phạt tù về tội ít nghiêm trọng và do nhu cầu công vụ, cần thiết sự có mặt của họ để thực hiện công vụ nhất định.

- Phạm nhân thuộc các trường hợp đã quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này, nếu bị kết án về các tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, chỉ được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù khi được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

- Phạm nhân thuộc các trường hợp đã quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này, nếu bị kết án về các tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia hoặc bị kết án tù chung thân mà chưa được giảm xuống tù có thời hạn, chỉ được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù khi có đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và được sự đồng ý của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Theo đó, thì Tòa án xét phạm nhân bị bệnh nặng đến mức không thể tiếp tục chấp hành án phạt tù và nếu phải chấp hành án phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ, do đó, cần thiết phải cho họ tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù để có điều kiện chữa bệnh. Như vậy Tòa án từ chối có nghĩa là bệnh của chị chưa cần thiết đến mức phải được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.

Nếu được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù để điều trị bệnh thì có được tính vào thời gian chấp hành hình phạt tù không?

Theo Điều 68 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù như sau:

- Người đang chấp hành hình phạt tù mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Bộ luật này, thì có thể được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.

- Thời gian tạm đình chỉ không được tính vào thời gian chấp hành hình phạt tù.

Như vậy, thời gian tạm đình chỉ không được tính vào thời gian chấp hành hình phạt tù.

Tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cảnh báo những hành vi giả danh cán bộ thuế để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản tại Công văn 716/CTSLA-TCCB?
Pháp luật
Nhận biết tin nhắn lừa đảo qua tin nhắn điện thoại ra sao? Cần làm gì khi nhận được tin nhắn lừa đảo?
Pháp luật
Công ty ma là gì? Cá nhân thành lập công ty ma để vay vốn ngân hàng thì có thể bị khép vào tội gì?
Pháp luật
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xác định bị hại và tài sản chiếm đoạt trong tình huống cụ thể như thế nào?
Pháp luật
Donate là gì? Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở những mức nào?
Pháp luật
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị phạt tù mấy năm? Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có được hưởng án treo?
Pháp luật
Khung hình phạt cao nhất đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định mới nhất hiện nay là gì?
Pháp luật
Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015?
Pháp luật
Làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bị xử lý hình sự về tội nào?
Pháp luật
Người nhận tiền thỏa thuận về việc rút đơn yêu cầu khởi tố nhưng không rút được đơn thì có bị xem là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù
1,648 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào