Phạm nhân nữ có thai được hưởng các chế độ gì trong trại giam? Phạm nhân nữ có thai có được nghỉ lao động không?

Phạm nhân nữ có thai được hưởng các chế độ gì trong trại giam? Phạm nhân nữ có thai được giảm nhẹ hình thức kỷ luật không? Phạm nhân nữ có thai có được nghỉ lao động không? - Câu hỏi của anh Trần Nam đến từ Quảng Trị

Phạm nhân nữ có thai được hưởng các chế độ gì trong trại giam?

Căn cứ vào Điều 10 Nghị định 133/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự như sau:

Chế độ đối với phạm nhân nữ có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi và chế độ đối với trẻ em ở cùng mẹ trong trại giam
1. Phạm nhân nữ trong thời gian mang thai, nghỉ sinh con hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong cơ sở giam giữ phạm nhân thì tổng định lượng ăn bằng 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường so với định lượng quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này và được hoán đổi theo chỉ định của y sĩ hoặc bác sĩ; phạm nhân nữ sinh con trong trại giam được cấp các đồ dùng cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh tương đương 01 tháng định lượng ăn của trẻ em là con phạm nhân theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp phạm nhân nữ có thai không được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì được bố trí chỗ nằm tối thiểu 03 m2/phạm nhân, được giảm thời gian lao động và được chăm sóc y tế theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.
2. Chế độ ăn của trẻ em dưới 36 tháng tuổi là con của phạm nhân ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ phạm nhân được hưởng như đối với trẻ em dưới 04 tuổi tại cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật hiện hành; ngày lễ, Tết theo quy định của pháp luật trẻ em được hưởng chế độ ăn bằng 05 lần ngày thường, ngày Quốc tế Thiếu nhi (ngày 01 tháng 6 dương lịch), Tết Trung thu (ngày 15 tháng 8 âm lịch) được hưởng chế độ ăn bằng 02 lần ngày thường. Mỗi tháng được cấp sữa và đồ dùng sinh hoạt cần thiết trị giá tương đương 20 kg gạo tẻ/trẻ em. Căn cứ vào lứa tuổi của trẻ và điều kiện thực tế, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân hoán đổi định lượng chế độ ăn cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em ở cùng mẹ trong trại giam hoặc quy đổi thành tiền và gửi lưu ký để mẹ trẻ em sử dụng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng.
3. Trẻ em dưới 36 tháng tuổi là con của phạm nhân ở cùng mẹ trong trại giam được cấp:
a) 04 khăn mặt/năm;
b) 02 kg xà phòng/năm;
c) 03 bộ quần áo bằng vải thường/năm;
d) 01 màn phù hợp với lứa tuổi/03 năm;
đ) 02 đôi dép/năm;
e) 01 chăn phù hợp với lứa tuổi/03 năm (từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên);
g) 01 bộ quần áo ấm/01 năm (cấp từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại không cấp).
4. Trẻ em dưới 36 tháng tuổi là con của phạm nhân ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ phạm nhân được cấp thẻ bảo hiểm y tế, chăm sóc y tế, khám chữa bệnh theo quy định của Luật Trẻ em và Luật Bảo hiểm y tế. Trường hợp bị bệnh nặng vượt quá khả năng điều trị của bệnh xá, cơ sở giam giữ phạm nhân làm thủ tục chuyển đến cơ sở y tế của Nhà nước để điều trị, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân quyết định việc trích xuất và áp giải phạm nhân là mẹ của trẻ đi cùng để chăm sóc. Tiền thuốc chữa bệnh thông thường được cấp không quá 03 kg gạo tẻ/trẻ em/tháng.
Cơ sở giam giữ phạm nhân có trách nhiệm thanh toán chi phí thực tế trong việc khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong trại giam, kinh phí khám bệnh, chữa bệnh do ngân sách nhà nước cấp. Trường hợp trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ phạm nhân chết kinh phí an táng được thực hiện như đối với phạm nhân chết.
5. Chế độ ăn, mặc, cấp phát nhu yếu phẩm, chăm sóc y tế đối với trẻ em trên 36 tháng tuổi là con của phạm nhân ở cùng mẹ tại cơ sở giam giữ phạm nhân trong thời gian chờ làm thủ tục đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc chờ gửi về thân nhân nuôi dưỡng được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Như vậy, phạm nhân nữ có thai được hưởng các chế độ như sau trong trại giam:

- Phạm nhân nữ trong thời gian mang thai, nghỉ sinh con hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong cơ sở giam giữ phạm nhân thì tổng định lượng ăn bằng 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường so với định lượng quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 133/2020/NĐ-CP và được hoán đổi theo chỉ định của y sĩ hoặc bác sĩ;

- Phạm nhân nữ sinh con trong trại giam được cấp các đồ dùng cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh tương đương 01 tháng định lượng ăn của trẻ em là con phạm nhân theo quy định tại khoản 2 Điều này.

- Trường hợp phạm nhân nữ có thai không được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì được bố trí chỗ nằm tối thiểu 03 m2/phạm nhân, được giảm thời gian lao động và được chăm sóc y tế theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.

Phạm nhân nữ có thai được hưởng các chế độ gì trong trại giam?

Phạm nhân nữ có thai được hưởng các chế độ gì trong trại giam?

(Hình từ Internet)

Phạm nhân nữ có thai được giảm nhẹ hình thức kỷ luật không?

Căn cứ vào Điều 21 Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định về tình tiết giảm nhẹ hình thức kỷ luật như sau:

Tình tiết giảm nhẹ hình thức kỷ luật
Phạm nhân vi phạm có một trong các tình tiết sau đây có thể được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật:
1. Vi phạm lần đầu, gây hậu quả không lớn; khai báo thành khẩn, trung thực về vi phạm của mình và những phạm nhân khác; chủ động ngăn chặn hành vi vi phạm của phạm nhân khác; tích cực khắc phục hậu quả do mình gây ra (nếu có).
2. Ăn năn hối cải, nhận rõ sai phạm, tự giác nhận khuyết điểm, tích cực tiếp thu sự giáo dục, sửa chữa vi phạm của mình.
3. Vi phạm do bị phạm nhân khác đe dọa, cưỡng bức, ép buộc, xúi giục, lôi kéo; bị kích động về tinh thần do hành vi vi phạm của phạm nhân khác gây ra hoặc nguyên nhân khách quan khác.
4. Lập công hoặc có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua chấp hành án phạt tù, có quyết định khen thưởng.
5. Phạm nhân già yếu đối với nam từ đủ 70 tuổi trở lên, nữ từ đủ 65 tuổi trở lên; bị khuyết tật hoặc có nhược điểm về thể chất, tinh thần; bị bệnh hiểm nghèo, ốm, đau nặng; bị bệnh làm hạn chế khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình; phạm nhân nữ có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36 tháng tuổi; phạm nhân là người dưới 18 tuổi.

Như vậy, phạm nhân nữ có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36 tháng tuổi cũng là một trong các tình tiết để giảm nhẹ hình thức kỷ luật.

Phạm nhân nữ có thai có được nghỉ lao động không?

Căn cứ vào Điều 16 Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Phê duyệt và thực hiện kế hoạch tổ chức lao động hàng năm
1. Chế độ lao động cho phạm nhân
Trong thời gian chấp hành án phạt tù ở trại giam, phạm nhân có nghĩa vụ phải lao động để cải tạo và trở thành công dân có ích cho xã hội; Giám thị trại giam có trách nhiệm bố trí lao động cho phạm nhân phù hợp với độ tuổi, sức khỏe, giới tính, mức án, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của từng phạm nhân và đáp ứng yêu cầu quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân.
a) Phạm nhân lao động phải dưới sự giám sát, quản lý của trại giam. Thời gian lao động của phạm nhân không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày Chủ nhật, lễ, Tết. Trường hợp đột xuất hoặc do yêu cầu lao động học nghề, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo quy định của pháp luật lao động, không quá 02 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và không quá 200 giờ trong 01 năm; phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày thứ Bảy, Chủ nhật thì được nghỉ bù hoặc bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật;
b) Không bố trí công việc nặng nhọc, độc hại theo danh mục do pháp luật quy định đối với các trường hợp phạm nhân là nam từ 60 tuổi trở lên, phạm nhân là người dưới 18 tuổi, phạm nhân là nữ, phạm nhân được y tế của trại giam xác định không đủ sức khỏe (mắc bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tinh thần);
c) Phạm nhân được nghỉ lao động trong các trường hợp là phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật, phạm nhân bị bệnh, phạm nhân đang điều trị tại bệnh xá hoặc bệnh viện, phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh và được y tế của trại giam xác nhận.

Như vậy, phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật.

Phạm nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người đi tù được ăn bao nhiêu tiền trên khẩu phần một ngày? Người đi tù thì được cấp cho những vật dụng cá nhân nào?
Pháp luật
Phạm nhân là người dưới 18 tuổi thì được nhận tiền từ thân nhân tối đa bao nhiêu lần mỗi tháng?
Pháp luật
Khi nào phạm nhân học nghề ngoài trại giam sẽ được đưa trở lại trại giam theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Phạm nhân được lựa chọn tham gia học nghề ngoài trại giam vi phạm nội quy về đảm bảo an toàn vệ sinh lao động thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Phạm nhân có bắt buộc phải tham gia lao động tại trại giam không? Có sức khỏe yếu có được được nghỉ lao động trong trại giam không?
Pháp luật
Phạm nhân sẽ được giam giữ tại khu giam giữ riêng nếu là người chuyển đổi giới tính đúng không?
Pháp luật
Phạm nhân dưới 18 tuổi chưa học xong chương trình tiểu học sẽ phải được phổ cập giáo dục tiểu học đúng không?
Pháp luật
Phạm nhân chết tại trại giam theo quy định đơn vị nào có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký khai tử?
Pháp luật
Phạm nhân là người dưới 18 tuổi thì có được cấp quần áo tù nhiều hơn phạm nhân bình thường không?
Pháp luật
Trẻ em dưới 36 tháng tuổi là con của phạm nhân ở cùng mẹ trong trại giam được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phạm nhân
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
1,586 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phạm nhân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào