Phạm nhân là người nước ngoài có được gặp, tiếp xúc lãnh sự không? Người đến thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự có được sử dụng phương tiện ghi âm, ghi hình không?
Phạm nhân là người nước ngoài có được gặp, tiếp xúc lãnh sự không?
Căn cứ vào điểm đ khoản 1 Điều 27 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của phạm nhân như sau:
Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân
1. Phạm nhân có các quyền sau đây:
...
đ) Được gặp, liên lạc với thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân; đối với phạm nhân là người nước ngoài được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;
...
Như vậy, phạm nhân là người nước ngoài được gặp, liên lạc với thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân và được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự.
Phạm nhân là người nước ngoài có được gặp, tiếp xúc lãnh sự không? (Hình từ Internet)
Văn bản đề nghị thăm gặp phạm nhân của cơ quan ngoại giao, lãnh sự nước ngoài như thế nào?
Căn cứ vào Điều 6 Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BCA-BQP-BNG hướng dẫn việc thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với phạm nhân do Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Ngoại giao ban hành như sau:
Thủ tục thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự
1. Thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự là hoạt động của viên chức ngoại giao, lãnh sự thuộc Cơ quan ngoại giao, lãnh sự nước có phạm nhân mang quốc tịch đến thực hiện thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự.
2. Cơ quan ngoại giao, lãnh sự có yêu cầu thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với phạm nhân mang quốc tịch nước mình đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam phải gửi văn bản đề nghị đến cơ quan chức năng thuộc Bộ Ngoại giao. Nội dung văn bản yêu cầu gồm:
a) Tên Cơ quan ngoại giao, lãnh sự gửi văn bản;
b) Họ và tên, quốc tịch phạm nhân cần thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;
c) Trại giam nơi phạm nhân đang chấp hành án;
d) Họ và tên, chức vụ của những người đến thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;
đ) Họ và tên người phiên dịch (nếu có).
3. Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo cho Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan chức năng thuộc Bộ Ngoại giao, Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan chức năng thuộc Bộ Ngoại giao để thông báo cho Cơ quan ngoại giao, lãnh sự đã đề nghị biết để liên hệ với Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng cấp giấy giới thiệu thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự.
Như vậy, cơ quan ngoại giao, lãnh sự có yêu cầu thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với phạm nhân mang quốc tịch nước mình đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam phải gửi văn bản đề nghị đến cơ quan chức năng thuộc Bộ Ngoại giao. Nội dung văn bản yêu cầu gồm:
- Tên Cơ quan ngoại giao, lãnh sự gửi văn bản;
- Họ và tên, quốc tịch phạm nhân cần thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;
- Trại giam nơi phạm nhân đang chấp hành án;
- Họ và tên, chức vụ của những người đến thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;
- Họ và tên người phiên dịch (nếu có).
Người đến thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự có được sử dụng phương tiện ghi âm, ghi hình không?
Căn cứ vào Điều 7 Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BCA-BQP-BNG hướng dẫn việc thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với phạm nhân do Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Ngoại giao ban hành như sau:
Trách nhiệm của người đến thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự
1. Xuất trình giấy giới thiệu thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự, chứng minh thư ngoại giao, lãnh sự.
2. Chấp hành các quy định của trại giam, trại tạm giam về thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự.
3. Không được chuyển cho phạm nhân những đồ vật thuộc danh mục cấm đưa vào trại giam, trại tạm giam hoặc tiếp xúc, liên hệ với người khác trong khu vực thăm gặp.
4. Động viên phạm nhân chấp hành tốt nội quy trại giam, trại tạm giam, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Không được có lời nói hoặc cử chỉ thể hiện sự ủng hộ, khích lệ đối với hành vi vi phạm pháp luật của phạm nhân.
5. Trong quá trình thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự không được sử dụng phương tiện ghi hình, ghi âm, chụp ảnh hoặc sử dụng các thiết bị kỹ thuật khác nếu không được sự đồng ý của cán bộ giám sát.
6. Tôn trọng luật pháp và phong tục, tập quán của Việt Nam.
7. Không được tiến hành các hoạt động khác ngoài nội dung thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự.
Như vậy, người đến thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự có các trách nhiệm nêu trên.
Trong đó, trong quá trình thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự không được sử dụng phương tiện ghi hình, ghi âm, chụp ảnh hoặc sử dụng các thiết bị kỹ thuật khác nếu không được sự đồng ý của cán bộ giám sát.
Thời gian thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự là bao lâu?
Căn cứ vào Điều 10 Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BCA-BQP-BNG hướng dẫn việc thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với phạm nhân do Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Ngoại giao ban hành như sau:
Thời gian thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự:
- Thời gian thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự được thực hiện trong giờ làm việc, ngày làm việc.
Phạm nhân được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự mỗi tháng một lần, mỗi lần không quá 1 (một) giờ.
Trong trường hợp đặc biệt và được sự đồng ý của giám thị trại giam, trại tạm giam thì được kéo dài thời gian thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự nhưng không quá 2 (hai) giờ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?